Sáng
ngày 08/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức chương
trình “Ngày hội Thầy và Trò” nhằm tôn vinh nhà giáo, hướng đến kỷ niệm 30 năm
ngày thành lập Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012).
Trong chương trình, Thành Đoàn Hà Nội đã vinh danh 30 nhà giáo tiêu biểu ở khối cao đẳng, đại học;
THPT và THCS, Tiểu học vì đã có nhiều đóng góp cho công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi Thủ đô giai đoạn 2007 – 2012.

10 nhà giáo khối đại học, cao đẳng có đóng góp cho công tác Đoàn được vinh danh tại buổi lễ.
Cũng
trong khuôn khổ chương trình, Giám đốc Quỹ hỗ trợ HSSV nghèo vượt khó Hà Nội , bà Chu Anh
Đào trao học bổng cho 137 sinh viên và 123 học sinh nghèo vượt khó (trong đó mỗi
sinh viên được nhận 1 triệu đồng; học sinh: 500 nghìn đồng).

Các học sinh, sinh viên nghèo vượt khó được trao học bổng của Qũy hỗ trợ HSSV nghèo vượt khó.

Bà Chu Anh Đào (thứ 2 từ trái sang) - Giám đốc Quỹ hỗ trợ
HSSV nghèo vượt khó Hà Nội được Thành Đoàn trao bằng khen.
Tại đây,
Thành Đoàn trưng bày những bức vẽ, ảnh và những bài báo tường nhiều màu sắc, độc
đáo được làm công phu thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng thầy cô của học
sinh các khối trên địa bàn Hà Nội.

Những tình cảm của những người học trò gửi đến người thầy, người cô.
Nói về
người thầy – những “người lái đò” sang sông, cô Thúy Nga - GV Trường THPT Trương Định
(Hoàng Mai) chia sẻ: “Thực sự nghề
giáo rất vất vả, không đơn thuần chỉ 1 – 2 giờ lên lớp. Nhưng cũng có nhiều niềm
vui, dù chỉ là những tin nhắn chúc mừng cũng khiến chúng tôi hạnh phúc. Tôi
luôn quan niệm tôn chỉ của nghề giáo là tình yêu thương và sự chia sẻ mới vượt
qua được khó khăn. Hiện nay, học sinh có rất nhiều biểu hiện bột phát, các em
không biết đó là sai trái, nhưng mình không vì thế mà ghét bỏ”.

Cô giáo Nguyễn Thúy Nga (giữa) và em Nguyễn Khánh Linh chia sẻ về tình cảm thầy và trò.
Nói về cô giáo chủ nhiệm của mình, cô nữ sinh khuyết tật Nguyễn Phương Linh (cựu học sinh lớp
12A4, Trường THPT Trương Định, Hà Nội), hiện đang là tân sinh viên khoa Luật, ĐH Công
Đoàn.Phương
Linh bày tỏ: “Em không thể quên được công ơn của cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị
Nga đã giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong học tập, cuộc sống. Trong mắt em,
cô là người luôn quan tâm chu đáo, giàu tình yêu thương. Vì sức khỏe em không tốt,
thường phải nghỉ học và lần nào cô cũng gọi điện hỏi thăm, gửi bài tập và dặn
chỗ nào không hiểu thì hỏi cô”.
Mỗi năm sẽ có hàng trăm, hàng nghìn học sinh đi qua đời mỗi giáo viên. Thời gian qua đi, ký ức về các học sinh cũng sẽ dần trôi trong mỗi giáo viên. Nhưng ký ức của những học sinh về những người thầy sẽ luôn khắc ghi trong suốt cuộc đời.