2020, tất cả công dân có số định danh cá nhân

Theo Laodong |

Chiều 26.3, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư.

Đề án được xây dựng theo các quan điểm chỉ đạo căn bản: Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân và triển khai cấp số định danh cá nhân. Theo đó, ghi nhận số định danh cá nhân là số được cấp cho công dân từ khi đăng ký khai sinh, gắn với mỗi công dân đến khi chết.

Dự thảo đề án cũng đã xác định số định danh cá nhân cấp cho công dân chính là số CMND mới (12 số) mà Bộ CA đã triển khai thí điểm cấp cho công dân tại CA TP.Hà Nội, CA các quận: Hoàng Mai, Tây Hồ, Từ Liêm.

Theo tiến độ của đề án, đến năm 2020, toàn bộ công dân Việt Nam đều có số định danh cá nhân. Tại hội thảo, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Bộ Tư pháp - cho biết: Tháng 5.2014 xong cơ sở pháp lý cho việc cấp số định danh cá nhân. 

“Số định danh cá nhân” - thông tin cơ bản về nhân thân con người từ khi sinh ra cho đến khi chết. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn nhấn mạnh: Số định danh như là chìa khóa để mở kho dữ liệu về một công dân từ khi sinh ra cho đến khi chết.


	Số định danh như là chìa khóa để mở kho dữ liệu về một công dân từ khi sinh ra cho đến khi chết. Ảnh: NLĐ

Số định danh như là chìa khóa để mở kho dữ liệu về một công dân từ khi sinh ra cho đến khi chết. Ảnh: NLĐ

Liên quan đến mối quan hệ giữa dự án Luật Hộ tịch và đề án này, ông Nguyễn Công Khanh - Vụ trưởng Vụ hành chính tư pháp - cho rằng: Dự án Luật Hộ tịch có nhiều cải cách trên tinh thần tất cả những dữ liệu công dân ghi vào một loại sổ hộ tịch, không cấp riêng các giấy tờ hộ tịch... chỉ cấp trích lục hộ tịch và đây là giải pháp tình thế trong giai đoạn hình thành cấp số định danh cá nhân. 

Theo Thứ trưởng Lê Hồng Sơn, ý nghĩa của cấp số định danh là thay cho công dân phải loay hoay chứng minh mình là ai, thì tới đây cơ quan quản lý nhà nước phải làm.

Tại hội thảo có ý kiến băn khoăn: DN, tổ chức, bộ, ngành địa phương... có được kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư không? Cần có quy định kết nối khai thác sử dụng dữ liệu quốc gia. Ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục kiểm soát TTHC - tiếp thu: Phải có văn bản pháp lý khẳng định cơ sở dữ liệu quốc gia được dùng chung và được chia sẻ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Theo Bộ Tư pháp, hiện nay, trong cuộc đời, công dân có thể sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân, hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe...).

Theo Bộ Tư pháp, với quy mô dân số lên tới gần 90 triệu dân, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hằng năm ở nước ta trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. 

Phần lớn TTHC đều đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân của mình thông qua việc xuất trình hoặc nộp chứng minh nhân thân đã tạo nên chi phí hành chính lên tới hàng nghìn tỉ đồng/năm cho các cá nhân tham gia vào giao dịch.

Ông Ngô Hải Phan bày tỏ sự kiên quyết phải rà soát, loại bỏ ngay tất cả giấy tờ không cần thiết khi đề án được duyệt. Tại hội thảo, Thứ trưởng Lê Hồng Sơn bức xúc: “Trong túi tôi lúc này có rất nhiều giấy tờ. Đơn cử hai giấy phép lái xe (môtô, ôtô) chúng ta có thể gộp làm một không? Gộp hộ chiếu với CMND có được không? CMND cấp mới có số định danh sẽ thay thế CMND cũ thế nào?... Nhiều giấy tờ quá, dân lo nơm nớp, sợ mất hơn mất sổ gạo, mà giấy tờ đó đều do chúng ta cấp cả”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại