Vượt hàng chục cây số từ đồng bằng về xã Ba Xa, huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) dạy học, cô giáo Bùi Thị Thanh Truyện, giáo viên mầm non đã gắn bó với trẻ con đồng bào nghèo hơn 4 năm qua. 20/11 năm nào cũng vậy, với cô giáo trẻ này, tiếng bi bô tập đánh vần của những đứa trẻ cũng đủ để vui xới mầm yêu thương gắn bó với vùng đất này.
Lớp học làm bằng tranh, phên nứa lồ ô do các phụ huynh dựng lên cho cô giáo dạy học. Qua mỗi mùa mưa bão, lớp học bị đánh sập, cha mẹ học sinh lại góp sức dựng lại trường.
Một ngôi trường ở vùng tái định cư lòng hồ chứa nước Nước Trong, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi).
Vài tấm tôn, phên nứa lồ ô khoanh lại, chia làm từng ngăn làm lớp học ở xã Trà Thọ.
Lớp học trống hoác, học sinh huyện vùng cao Sơn Tây vừa nghe cô giáo giảng bài vừa lấy tay che nắng.
Muốn dạy học cho trẻ, giáo viên từ đồng bằng lên vùng cao dạy học bên cạnh kiến thức chuyên môn còn phải học thêm ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số: H're, Cor, Cadong...
Ám ảnh lớn nhất của giáo viên dạy học ở miền Trung bộ là tình trạng sạt lở núi vào mùa mưa lũ khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Trong căn nhà nhỏ dựng bên bìa rừng, các giáo viên tiểu học trường xã Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà, cần mẫn vẽ tranh chuẩn bị cùng học sinh chào mừng ngày 20/11.
Cuộc sống của giáo viên vùng cao cũng nhiều khó khăn thiếu thốn.
Để chống vắt rừng và kiến, giáo viên phải rắc vôi quanh giường ngủ.
Cô trò cùng vượt dốc đến lớp.
Theo Trí Tín
VNE