Ngày 12/08, các tờ báo Trung Quốc đồng loạt đưa tin: sau khi điều tra thị trường đồ lạnh thành phố Nam Kinh, các nhà báo phát hiện ra một sự thật “ kinh khủng”: một que kem có khoảng hơn 20 loại chất phụ gia.
Kem “xịn” chứa tới 11 chất tạo màu
Một loại kem socola của công ty Wall’s được rất nhiều nam thanh nữ tú yêu thích có chứa tới 11 loại sắc tố tạo màu như: màu caramen, vàng chanh, vàng hoàng hôn, đỏ của son và màu hồng rất bắt mắt. Ngoài ra còn có nhiều loại chất phụ gia thực phẩm như chất nhũ hóa, hương vị thực phẩm, chất làm đặc vv.
Kem của hãng sữa tươi Yili nổi tiếng của Trung Quốc cũng đề rõ trên bao bì là có hơn 20 loại chất phụ gia, ví dụ như: Lecithin, acid lactic, sodiumlactate, acid citric, natri citrat, hương vị sữa chua,acid chanh, chất ngọt, chất béo, chất tạo màu, chất tạo mùi, chất bảo quản vv.
Kem bán rất chạy của hãng Nestlé cũng chứa nhiều chất phụ gia không kém.
1 tiếng sau kem trở thành “bột vữa”
Phóng viên đãlấy một que kem - loại hiện tại được rất nhiều học sinh ưa thích, bóc vỏ ngoài và đặt vào trong một chiếc bát để cho nó từ từ tan chảy. Điều khác với các loại kem bình thường khác là, sau 1 tiếng, que kem vốn dĩ rất cứng bỗng biến thành một dạng như “ bột vữa” mềm mềm và kết dính vào nhau, có một chút giống như thạch nhưng lại không dễ bị vỡ vụn, dưới đáy bát còn đọng một ít dịch thể màu xanh nhạt, ngoài ra còn ngửi thấy mùi thơm rất nồng. Tuy nhiên, nhìn trên bao bì nguyên liệu, loại kem này chỉ chứa 7 loại chất phụ gia như axit chanh, chất làm đặc, chất tạo huong vị thơm, màu caramen, màu vàng chanh …
Ngoài ra, kem sữa chua không chứa sữa chua mà là dùng chất phụ gia chế ra vị sữa chua, trong kem hương vị vani cũng nhìn không thấy vani, mùi vị hoàn toàn dùng tinh dầu thơm hoặc chất phụ gia tạo ra. Các loại kem như vị dâu, socola cũng như vậy chứ không phải dùng socola và dâu tự nhiên.
Nhà báo còn phát hiện, trên danh sách nguyên liệu các xưởng sản xuất cũng đều không quy phạm, tất cả đều viết rất sơ sài. Ví như đa phần sản phẩm đều thêm dầu thực vật nhưng chỉ ghi chung chung là dùng dầu thực vật hoặc dầu ăn thực vật. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dầu thực vật có nhiều loại, dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng… nhưng dầu thực vật dạng lỏng thông thường thì không dễ tạo ra được hình dáng và cảm giác ngon miệng của kem, vì thế các nhà sản xuất đều phải hydro hóa dầu thực vật dạng lỏng thành dầu thực vật bán dạng cứng. Tuy nhiên trong dầu thực vật hydro hóa có transfat không có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng chất phụ gia hợp lý không gây hại cho sức khỏe
Ngoài dầu thực vật ra, bất luật là loại kem của hãng nổi tiếng hay là của những cơ sở sản xuất nhỏ thì đều hàm chứa chất phụ gia, ít thì 4,5 loại, nhiều thì hơn 10 loại. Còn kem Wall’s và Yili thì gần 20 loại như đã nói trên.
Hội trưởng Hội nghiên cứu giáo dục y dược học, GS Trương Sùng Hỉ, đang công tác tạiHọc viện Hải Dương đại học Sơn Đông cho biết, chất phụ gia trong kem chủ yếu là chất điều vị, chất tạo màu, chất tạo hình và tác dụng nhũ hóa, đây đều là những thành phần cần thiết để tăng thêm cảm giác ngon miệng, chỉ cần tuân thủ theo tiêu chuẩn nhà nước và bộ Y tế đề ra, sử dụng hợp lý thì không gây nguy hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, GS Trương Sùng Hỉ cũng khuyến cáo người tiêu dùng: “Một ngày không nên ăn quá nhiều kem, vì như vậy sẽ gây ra dung nạp quá nhiều các loại chất nhũ hóa khác nhau, không tốt cho dạ dày đường ruột và cả sức khỏe”.