Năm 2011 chứng kiến một số thất bại trong việc phóng và thử nghiệm các robot, tàu vũ trụ, may mắn là không phi công nào tử nạn.
1. Vệ tinh quân sự của Nga chệch quỹ đạo
Sự thất bại của vệ tinh quân sự của Nga có vẻ là điềm gở cho năm nay khi ngày từ ngày 1/2, vệ tinh Geo-IK 2 đột nhiên biến mất trên quỹ đạo mà nó đang bay.
Vệ tinh này được dự tính sẽ cung cấp bản đồ 3D về trái đất để Nga sử dụng vào mục đích quân sự. Quan chức vũ trụ của Nga sau đó đã liên lạc lại với vệ tinh để xác định rằng nó đang bay sai quỹ đạo. Sự thay đổi quỹ đạo khiến nó không thể thực hiện những nhiệm vụ được đề ra ban đầu.
2. Tên lửa đạn đạo của Mỹ mất kiểm soát
Một tên lửa đạn đạo - loại vũ khí tầm xa, có thể vượt qua không gian gần bằng một vòng quỹ đạo trái đất – đã bị mất kiểm soát. Điều này xảy ra hồi tháng 7 khi Không quân Mỹ thử nghiệm phóng tên lửa Minuteman 3.
Tên lửa này không mang theo đầu đạn chứa chất phóng xạ, nhưng sự cố xảy ra ngay khi tên lửa vừa được phóng đi từ căn cứ không quân ở Vandenberg đã buộc quan chức không quân Mỹ phải phá hủy nó bằng lệnh điều điều khiển từ xa.
3. Vệ tinh 300 triệu USD mất tích
Ngành công nghiệp vũ trụ của Nga hứng chịu thêm một tổn thất khi vào ngày 18/8, một vệ tinh viễn thông mới trị giá 300 triệu USD mang tên Express-AM4 “im hơi lặng tiếng” không lâu sau khi được phóng lên quỹ đạo.
Một ngày sau, máy dò bầu trời của Mỹ tìm thấy vệ tinh này đang bay sai quỹ đạo. Một quan chức vũ trụ nói rằng rất khó điều khiển Express-AM4 về đúng vị trí trên quỹ đạo địa tĩnh.
4. Máy bay siêu thanh “chết đuối”
Một thất bại khác của Không quân Mỹ là vụ thử nghiệm phóng máy bay X51-A Waverider, một máy bay siêu thanh không người lái được thiết kế để thử nghiệm công nghệ động cơ phản lực tĩnh siêu âm trên phương tiện cực nhanh.
Waverider được phóng lên từ không trung, vượt qua Thái Bình Dương vào ngày 13/6, nhưng chuyến bay kết thúc thất bại khi tên lửa rơi tõm xuống biển gần bờ biến California.
5. Thêm một máy bay siêu thanh tử nạn
Không chỉ lực lượng không quân Mỹ hứng chịu thất bại, Cơ quan nghiên cứu dự án công nghệ quốc phòng tiên tiến (DARPA) của nước này hồi tháng 8 cho biết mẫu máy bay siêu thanh đã rơi xuống Thái Bình Dương vì trục trặc kỹ thuật không lâu sau khi được phóng lên.
Đây là một trong hai thử nghiệm máy bay HTV-2. Cuộc thử nghiệm thứ hai thu thập được dữ liệu trong 9 phút, lâu hơn chuyến bay thứ nhất.
6. Tên lửa hỏng
Hành trình chinh phục vũ trụ của khu vực tư nhân cũng gặp trở ngại vào năm 2011. Một chuyến bay thử nghiệm tàu vũ trụ do Hãng Blue Origin của người sáng lập Amazon.com Jeff Bezos thực hiện không mang lại kết quả như mong đợi.
“Đây là không phải là kết quả mong muốn, nhưng chúng tôi đã rất nỗ lực và chúng tôi đang làm công việc phi thường. Chúng tôi đã bắt tay vào phát triển một phương tiện mới”, Bezos nói.
7. “Vẻ vang” thất bại
Hồi tháng 3, vệ tinh thời tiết Glory (Vẻ vang) của NASA trị trái 424 triệu USD không lên được quỹ đạo do lỗi tên lửa. Theo NASA, một lá chắn bảo vệ vệ tinh Glory đã không tách ra được, khiến vệ tinh không được đưa lên quỹ đạo.
Sự cố tương tự xảy ra năm 2009 với một tên lửa mang theo vệ tinh theo dõi trái đất.
8. Trung Quốc không thể phóng vệ tinh
Trung Quốc gặp phải một số thất bại trong năm 2011. Chương trình phóng thử nghiệm vệ tinh SJ-11-04 của nước này không thành công do tên lửa đẩy gặp sự cố ngay sau khi cất cánh.
Tuy nhiên, nước này nhanh chóng lấy lại uy tín nhờ phóng thành công hai tàu vũ trụ, đánh dấu bước ngoặt trong chương trình xây dựng căn cứ trên không của riêng mình.
9. Iran không đưa được khỉ lên vũ trụ
Nỗ lực đưa khỉ Rhesus lên vũ trụ bằng tên lửa hồi tháng 9 của Iran đã thất bại, gây trở ngại lớn cho tham vọng đưa người lên vũ trụ, có thể là mặt trăng, của nước này.
10. Tàu chở hàng của Nga tan xác
Tháng 8 tiếp tục chứng kiến thêm bước lùi của của ngành công nghiệp vũ trụ của Nga khi tên lửa đáng tin cậy Soyuz của nước này không thể đưa một tàu chở hàng lên Trạm vũ trụ quốc tế, khiến việc vận chuyển hàng hóa tiếp tế và phi hành đoàn lên phòng thí nghiệm trên không bị hoãn lại vài tháng.
Tên lửa Soyuz được phóng hôm 24/8, nhưng một bộ phận của động cơ đột nhiên ngừng hoạt động, khiến tên lửa và tàu chở hàng Progress 44 rơi xuống và gặp tai nạn ở một địa điểm nào đó thuộc Siberia.
11. Tàu thăm dò sao Hỏa Phobos-Grunt mất tích
Thất bại cuối cùng trong năm nay của ngành công nghiệp vũ trụ Nga là con tàu thăm dò sao Hỏa Phobos-Grunt mất tích. Đây là dự án tham vọng nhằm thu thập mẫu nghiên cứu từ mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa là Phobos để mang về trái đất.
Con tàu nặng 14,5 tấn được phóng đi vào ngày 8/11 nhưng động cơ bị trục trặc khiến con tàu tới nay vẫn không rõ tung tích.
Phobos-Grunt được dự đoán là sẽ rơi xuống trái đất vào đầu năm sau.
Theo Trúc Quỳnh
BDV