Giải pháp mới đã được các nhà khoa học tại Đại học công nghệ Eindhoven, Hà lan đề xuất: Sử dụng tia hồng ngoại. Nó không chỉ cho phép đạt dung lượng cao, lên đến 40Gb trên một tia mà còn không lo nghẽn mạng.
Wifi thế hệ cũ ngày càng chậm so với yêu cầu.
Hệ thống được cho là đơn giản và chi phí rẻ. Dữ liệu không dây được phát ra từ những trạm "ăn-ten ánh sáng", gắn trên trần nhà.
Sử dụng thiêt bị phân chia sáng, chỉ cần thay đổi bước sóng ánh sáng sẽ khiến hướng phát tín hiệu thay đổi. Đồng thời, việc sử dụng vùng ánh sáng hồng ngoại an toàn nên không phải lo lắng vấn đề sức khỏe của người dùng.
Trong quá trình sử dụng, bạn di chuyển ra khỏi vùng chiếu sáng của anten này thì sẽ được kết nối với một anten khác. Hệ thống sẽ theo dõi chính xác vị trí của các thiết bị không dây và điều chỉnh.
Khi một thiết bị khác muốn kết nối, hệ thống sẽ sử dụng sóng ánh sáng với bước sóng khác để tránh nghẽn mạng, đồng thời tránh được nhiễu giữa các thiết bị.
Hiện tại, chúng ta sử dụng wifi với tần số khoảng 2,5 hoặc 5 Ghz. Hệ thống wifi hồng ngoại sử dụng bước sóng 1500nm, tần vào khoảng 200THz. Điều này cho phép nó đạt dung lượng lên đến 42,8Gb/s trong khoảng 2,5m.
Sử dụng ánh sáng để truyền dữ liệu.
Trong khi đó tốc độ wifi thường tại Hà Lan là 17,6 Mb/s. Cho dù với wifi nhanh nhất, tốc độ cũng không bao giờ vượt quá 300Mb/s và vẫn chậm hơn cả trăm lần so với wifi hồng ngoại.
Nghiên cứu trên nằm trong gói dự án BROWSE của hội đồng châu Âu. Theo giáo sư Ton Koonen, sẽ mất khoảng 5 năm hoặc lâu hơn nữa để hệ thống trên có thể được thương mại hóa.
Không chỉ với nghiên cứu này, các nhà khoa học khắp thế giới đang phát triển các hệ thống truyền dữ liệu không dây sử dụng ánh sáng.
Từ việc sử dụng đèn LED đến gương điều hướng tia sáng,... Tuy nhiên chỉ có hệ thống của Đại học Eindhoven là có khả năng tích hợp nhiều thiết bị với dung lượng và tốc độ cao.
Nguồn: Phys.org