Wall Street Journal: Hãy cẩn thận với những đồng tiền 'miễn phí'!

Lục Trúc |

Khi mà các nhà quản lý tìm thấy các nguồn vốn rẻ mạt, họ thường ném chúng vào các dự án mang tính cá nhân như xây dựng một trụ sở mới hoành tráng. Nhưng, trong thực tế, khi sự cạnh tranh ập đến hay luật lệ thay đổi, nguồn tiền giá rẻ biến mất và các cổ đông sẽ ngạc nhiên phát hiện ra rằng các CEO đã phí phạm bao nhiêu tiền của.

Phía sau vẻ ngoài là các chỉ số và thước đo, đầu tư trước hết là những câu chuyện kể. Tuy nhiên, cách thức kể chuyện hiện tại có vẻ chỉ làm cho những câu chuyện về quá khứ trở nên nhảm nhí mà thôi.

Đó là câu chuyện rằng lãi suất thấp sẽ điều chỉnh mức định giá cao của thị trường, do vậy không cần phải lo lắng khi giá trị vốn hóa của S&P 500 đang ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng bong bóng dotcom hay vốn hóa của 5 cổ phiếu lớn nhất Hoa Kỳ hiện đã ngang với 5 thị trường chứng khoán lớn nhất Châu Âu.

Cũng như những câu chuyện hay ho nhất, phần cốt lõi của câu chuyện này dựa trên sự thật. Lãi suất thấp có đẩy giá trị thị trường lên cao, ít nhất là đối với các công ty có thể tăng trưởng bất chấp nền kinh tế diễn biến như thế nào. Trong khi đó các công ty công nghệ có vẻ có thể vận hành trơn tru ngay trong bối cảnh viễn cảnh kinh tế là tồi tệ như năm nay.

Tuy nhiên, vấn đề là lịch sử cho thấy những câu chuyện như vậy luôn có cái kết tồi tệ. Và thật sự, trong quá khứ có 3 vấn đề chính đã bị chệch hướng và khiến thị trường lâm vào khủng hoảng.

Công tác quản lý không tốt và tiền mặt bị phung phí

Khi mà các nhà quản lý tìm thấy các nguồn vốn rẻ mạt, họ thường ném chúng vào các dự án mang tính cá nhân như xây dựng một trụ sở mới hoành tráng. Nhưng, trong thực tế, khi sự cạnh tranh ập đến hay luật lệ thay đổi, nguồn tiền giá rẻ biến mất và các cổ đông sẽ ngạc nhiên phát hiện ra rằng các CEO đã phí phạm bao nhiêu tiền của.

Trong lịch sử, các gã khổng lồ công nghệ bắt buộc phải sở hữu một vài trụ sở làm việc đắt tiền hay chí ít là một trụ sở chính thứ hai.

Các dự án phóng tên lửa lên mặt trăng hay lên Sao Hỏa thì thường được triển khai như là một dự án riêng của các nhà sáng lập, tuy nhiên các vị CEO có rất nhiều cách để chi tiêu những đồng tiền của các nhà đầu tư cũng như khoản lợi nhuận mà họ đã thu được từ những thành công trước đây.

"Đây là một cơ hội lớn" – đó thường là lời biện hộ trước các nhà đầu tư của các công ty này nhằm che dấu những thất bại mà họ đã gặp phải trong quá khứ. Nếu một công ty có thể xây dựng một mô hình kinh doanh quảng cáo trực tuyến hay một nền tảng thương mại điện tử, thì tất nhiên nó có thể chế tạo xe tự lái hay lấn sân sang Hollywood.

Tuy nhiên, có lẽ tại thời điểm hiện nay, điều này đã khác. Jeff Bezos đã liên tiếp thành công trong việc mở rộng Amazon từ một cửa hàng bán sách trực tuyến thành đế chế kinh doanh khổng lồ như hiện nay.

Các nhà đầu tư hoàn toàn tin tưởng rằng ông có thể tiếp tục cải tiến thành công trong các lĩnh vực khác như video hay thực phẩm, nhưng họ đã quên mất phi vụ đầu tư của Amazon vào Pets.com hay những thấy bại liên tiếp trong lĩnh vực giao nhận hàng tạp phẩm.

Alphabet đã tạo một hệ điều hành tương đối phổ biến – và thật sự khá tốt đối với một tập đoàn kinh doanh trên lĩnh vực từ nền tảng tìm kiếm tới video trực tuyến, nhưng thất bại liên tiếp trong nỗ lực tạo ra 1 mạng xã hội được ưa chuộng.

Có lẽ, văn hóa sẵn sàng thử nghiệm của các công ty công nghệ khiến cho việc thất bại chỉ là tiền đề cho các công ty này trong việc tìm ra phát kiến vĩ đại tiếp theo.

Có thể ngành công nghệ vẫn là một mảnh đất màu mỡ, sự cạnh tranh chưa phải là vấn đề lớn và các công ty này vẫn đủ tiền chi trả cho những thứ hào nhoáng.

Nhưng một điều cần phải nhắc lại là trong quá khứ đã có nhiều công ty được coi là có mức doanh thu ổn định nhưng rốt cuộc lại thất bại khi đương đầu với các luật lệ mới hay đổi thủ cạnh tranh mới. Và chính các công ty công nghệ kia một thời chính là những đối thủ cạnh tranh mới này, do vậy, họ cần phải nhận biết được mỗi đe dọa này.

Bong bóng

Niềm phấn khích trước viễn cảnh tăng trưởng của internet đã thổi bùng lên quả bong bóng khổng lồ sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất vào năm 1998 để nhằm giúp Phố Wall tránh được kịch bản sụp đổ sau vụ phá sản của quỹ đầu cơ Long-Term Capital Management (LTCM). Rất nhiều công ty công nghệ bao gồm cả Pets.com đã biến mất khi bong bóng vỡ.

Tuy nhiên có một việc mà rất nhiều người đã lãng quên, đó là việc cổ phiếu của một số công ty khá nhàm chán đã được định giá quá cao khi mà lợi suất trái phiếu liên tục giảm trong những tháng trước khi LTCM sụp đổ. Từ đầu năm 1997 tới tháng 8/1998, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm từ 6,4% xuống còn 5,4%.

Sự giảm sút này chứng tỏ đã có một sự định giá cao hơn đối với những công ty có doanh thu ổn định. Thị trường, như thường lệ, phản ứng ở mức thái quá.

CocaCola dẫn đầu với hệ số P/E tăng gấp đôi tới 50 lần trong khi P/E của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu tăng từ 19 lên 25. Việc giảm lãi suất của FED giúp phục hồi lòng tin và lợi suất trái phiếu tăng, khiếncác hệ số trên đều giảm xuống thậm chí trước khi bong bóng dotcom đánh sập thị trường.

Chúng ta có thể thấy một mô típ như vậy trong hoàn cảnh hiện nay. Các công ty dotcom được thế chỗ bởi các nhà đầu cơ xe điện, và nhiều nhà đầu tư lại đang trả giá cao cho các tài sản an toàn, tin cậy bởi vì lãi suất thấp. Với lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm là 0,6%, tỷ lệ cổ tức ở mức 3% đối cổ phiếu của CocaCola hay PepsiCo có vẻ là một món hời.

Lạm phát

Vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, nhóm cổ phiếu Nifty Fifty (50 cổ phiếu blue-chip được ưa chuộng trên trên sàn New York trong thời kỳ đó) được cho là có tốc độ tăng trưởng đáng tin cậy và mức thu nhập ổn định. Các cổ phiếu như IBM, Kodak, và một lần nữa lại là Coca Cola và PepsiCo đều có mức định giá cao chót vót.

Tuy nhiên khi nước Mỹ rơi vào tình trạng không thể kiểm soát được lạm phát còn lợi tức trái phiếu bắt đầu gia tăng, các khoản tín dụng có lãi suất thấp mà từng là nền tảng của sự gia tăng trên cũng biến mất và khiến giá trị cổ phiếu suy giảm. Không có bất kỳ một cổ phiếu nào mang lại được mức lời như đã hứa hẹn.

Hiện giờ, không ai dám trả giá gấp 50 lần cho cổ phiếu của CocaCola, do vậy có lẽ khó có một cơ hội tăng giá đáng kể đối với cổ phiếu. Vẫn có một số ít cổ phiếu được đầu cơ mà Tesla là người dẫn đầu.

Tuy nhiên, chúng ta đang ở thời điểm mà mức định giá cao cho các cổ phiếu được xem là có mức tăng trưởng an toàn có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một tin tức tốt nào dẫn tới việc đẩy lợi tức trái phiếu lên cao.

Các nhà đầu tư cần nhớ rằng thu nhập ổn định thì không chắc sẽ tạo ra các cổ phiếu mang về cho họ mức thu nhập ổn định nếu họ chi trả qua nhiều cho chúng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại