Người dân ùa vào đền sau lễ khai ấn. Video: TRỌNG TÀI.
Lễ hội Khai ấn đền Trần được tổ chức trang trọng từ 22h15 ngày 14 tháng Giêng (ngày 4/2) với các nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường, dâng hương, tế cáo trước ban thờ Trung Thiên Đền Thiên Trường, rước ấn vào nội cung và đặt tại ban công đồng để làm lễ xin Khai ấn. Ảnh: TRỌNG TÀI.
Nghi lễ Khai ấn có sự tham gia của 14 cụ cao niên trong họ Trần của làng Tức Mạc, phường Lộc Vượng. Bồi tế đặt giấy điệp trịnh trọng trước chủ tế. Khi chiêng trống vang lên, chủ tế nghiêm trang đóng ấn mực đỏ vào tập giấy điệp. Ảnh: TRỌNG TÀI.
Ông Phạm Duy Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định cho biết Lễ khai ấn đền Trần vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: TRỌNG TÀI.
"Ngày nay, hoạt động không chỉ mang đậm giá trị văn hóa truyền thống, yếu tố tâm linh mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Các tầng lớp nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao của vương triều Trần trong dựng nước và giữ nước Đại Việt với hào khí Đông A sáng ngời ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông xâm lược", ông Phạm Duy Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định nêu. Ảnh: TRỌNG TÀI.
Sau ba năm không tổ chức để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Quý Mão được tổ chức trở lại. Người dân hứng khởi, từ xa ngóng vào Đền Thiên Trường mong được tận mắt thấy lễ khai ấn đền Trần. Khi tổ chức các nghi lễ, cửa đền đóng lại để đảm bảo an ninh. Ảnh:
Du khách đợi chờ lễ khai ấn thiếp đi giữa đêm.
Thời điểm diễn ra nghi lễ khai ấn trời mưa khá nặng hạt nhưng không làm vơi đi sự hào hứng, chờ mong của người dân và du khách thập phương. Du khách sẵn sàng đội mưa, đứng ngoài hàng rào đợi chờ khoảnh khắc nghi lễ khai ấn diễn ra. Ảnh: TRỌNG TÀI.
Sau khi kết thúc các nghi lễ, BTC mở cửa đền cho người dân đi lễ. Du khách thập phương vội vàng đổ dồn vào sân đền. Ảnh. TRỌNG TÀI
Theo truyền thuyết, người xin được lộc ấn mang về treo tại đền, phủ, từ đường hay tại gia có ý nghĩa trừ ma quỷ, hóa giải rủi ro và điều xấu, thu hút may mắn và thuận lợi trong đường công danh, sự nghiệp. Ảnh: TRỌNG TÀI.
Người dân chen chân trong dòng người để dâng lễ Đức Thánh Trần để cầu mong gia đình bình an, cầu cho quốc thái dân an, bách gia trăm họ mạnh khỏe.
Sau thời khắc khai ấn, người dân thành tâm dâng lễ tại đền Trần. Từ sáng 14 tháng Giêng, dòng người mỗi lúc một đông đổ về đền Trần đi lễ, chờ khai ấn.
Bất chấp đông đúc, giữa đêm trẻ em thức cùng cha mẹ xem khai ấn đền Trần. Ảnh: Trọng Tài
Lễ khai ấn đền Trần 2023 diễn ra vào cuối tuần nên lượng khách đổ về rất đông. Từ 5h ngày 15 tháng Giêng, BTC tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách tại các điểm ba nhà Giải Vũ, nhà trưng bày Đền Trùng Hoa. Ảnh: Trọng Tài