Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Cục PCCC hướng dẫn chi tiết cách thoát nạn, an toàn

Trang Anh |

Sau khi vụ cháy kinh hoàng xảy ra, nhiều người lại đặt vấn đề cách xử lý và thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn.

Đêm 12/9 tại Hà Nội đã xảy ra vụ cháy nghiêm trọng ở một chung cư mini thuộc phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân. Theo nhà chức trách quận Thanh Xuân và TP Hà Nội, 70 người đã được cứu sống và khoảng 50 người phải cấp cứu.

Số nạn nhân tử vong đến hiện tại chưa có chính xác nhưng Thứ trưởng Công an Lê Văn Tuyến cho biết vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ thiệt hại rất nặng nề, số người chết và bị thương rất nhiều.

Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Cục PCCC hướng dẫn chi tiết cách thoát nạn, an toàn - Ảnh 1.

Nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân được đưa khỏi hiện trường (Ảnh: Bộ Công an)

Sau khi vụ cháy kinh hoàng xảy ra, nhiều người lại nhắc đến vấn đề cách xử lý và thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn. Cục PCCC trong ngày 13/9 đã có clip khuyến cáo, hướng dẫn chi tiết cách thoát nạn khi xảy ra cháy nhà đặc biệt đối với các công trình nhiều tầng như sau:

Cách thoát nạn khi xảy ra cháy (Nguồn: Cục CS PCCC)

Các yêu cầu cần có để an toàn PCCC khi xảy ra hỏa hoạn

Theo Cục cảnh sát PCCC để đảm bảo an toàn PCCC và thoát nạn khi có cháy, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC, cơ quan, tổ chức và cá nhân quản lý công trình nhiều tầng cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy cơ xảy cháy. Trong hoạt động phải sử dụng xăng, dầu, khí đốt và các chất nguy hiểm về cháy, nổ khác... phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

-Nơi đun nấu, nơi được phép sử dụng lửa phải có quy định đảm bảo an toàn PCCC và giải pháp ngăn cháy lan. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ công trình, từng tầng, từng phòng và từng thiết bị điện có công suất lớn. Có biện pháp đảm bảo an toàn PCCC khi sử dụng thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị điện sinh nhiệt.

- Xây tường, trần và khoang đệm ngăn cháy giữa các khu vực; cửa đi, cửa sổ ở tường ngăn cháy phải là cửa chống cháy. Không sử dụng các vật liệu dễ cháy để làm trần, mái, vách ngăn, cách âm...

-Rèm, phông màn, thảm phải được ngâm tẩm chất chống cháy. Hộp, ống kỹ thuật thông tầng hoặc thông giữa các hệ thống được làm bằng vật liệu không cháy và chèn kín bằng vật liệu không cháy.

- Bố trí các bộ phận không nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm về cháy xen kẽ giữa các bộ phận nguy hiểm về cháy để chống cháy lan. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động đảm bảo chữa cháy được trên toàn bộ diện tích. Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.

Lối thoát nạn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có đủ lối thoát nạn, bố trí phòng lánh nạn tạm thời, lối thoát nạn dự phòng; có giải pháp ngăn lửa, chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn.

- Cửa đi trên lối thoát nạn mở theo chiều thoát nạn, làm bằng vật liệu không cháy; cửa vào buồng thang thoát nạn là cửa chống cháy và có cơ cấu tự đóng.

- Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng khuvực, từng tầng. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

Thành lập đội PCCC cơ sở, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ cứu nạn cho lực lượng PCCC, bảo vệ công trình. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người tại chỗ phù hợp với quy mô, tính chất cháy, nổ, dự trữ đủ nước để chữa cháy.

Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn cứu người trong tình huống cháy phức tạp nhất. Khi xảy ra cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC (số điện thoại 114), báo cho Công an hoặc chính quyền nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại