Vụ cá mập tấn công "rùng rợn nhất" từng được ghi nhận diễn ra như thế nào?

Mai Linh |

Trong Thế chiến II, vụ việc chìm tàu Hải quân Mỹ đã dẫn đến một trong những trường hợp cá mập tấn công tồi tệ nhất được biết đến trong lịch sử.

Trong Thế chiến II, vụ chìm tàu Hải quân Mỹ đã dẫn đến một trong những cuộc tấn công của cá mập khét tiếng nhất trong lịch sử, kéo theo cái chết của hàng trăm người đàn ông. Vụ nổ thu hút những kẻ săn mồi hàng đầu đại dương và châm ngòi cho một cuộc săn lùng điên cuồng kéo dài trong nhiều ngày.

Vào tháng 7 năm 1945, USS Indianapolis đã hoàn thành chuyến đi đến căn cứ hải quân trên đảo Tinian ở Thái Bình Dương để vận chuyển uranium và các thành phần tạo ra quả bom nguyên tử "Little Boy" - vũ khí hạt nhân đầu tiên từng được sử dụng trong thời chiến, được thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản.

Sau khi giao các bộ phận, Indianapolis khởi hành đến Philippines để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ngay sau nửa đêm ngày 30 tháng 7, con tàu bị trúng ngư lôi của một tàu ngầm Nhật Bản, gây ra thiệt hại nặng nề. Một lượng nước khổng lồ tràn vào con tàu và nhấn chìm nó chỉ sau 12 phút. Trong số 1.195 người trên tàu, khoảng 300 người đã chìm cùng con tàu. Trong khi đó, gần 900 người đã bị bỏ lại giữa đại dương bao la. Nhiều người chết vì phơi nhiễm, mất nước và ngộ độc nước mặn. Theo Tạp chí Smithsonian, ước tính có tới 150 thủy thủ và phi hành đoàn đã bị cá mập giết chết.

Nico Booyens, nhà sinh vật học biển và giám đốc nghiên cứu tại Đơn vị Nghiên cứu Cá mập ở Nam Phi, cho biết cá mập có một hệ thống đặc biệt gọi là đường bên thu nhận các rung động trong nước. Khả năng cảm giác này sẽ cho phép chúng phát hiện chuyển động của những người vùng vẫy dưới nước. Một khi đàn cá mập đã xác định được vị trí của các thủy thủ, họ có rất ít cơ hội sống sót, đặc biệt là những người bị thương.

Hạ sĩ sống sót Edgar Harrell đã nói vào năm 2014: "Buổi sáng đầu tiên đó, chúng tôi gặp cá mập. Khi những thủy thủ bị tách ra, họ sẽ bị nhắm tới", anh giải thích: "Một tiếng hét lớn bất thình lình, sau đó thi thể chìm xuống, và rồi chiếc áo phao đó lại bật lên”.

Trong bốn ngày, không có cứu hộ đến mặc dù Hải quân Mỹ đã nhận được tin báo rằng một tàu ngầm Nhật Bản đã đánh chìm một con tàu của họ. Họ cho rằng thông tin này là giả mạo, nhằm dụ các tàu cứu hộ của Mỹ vào bẫy. Trong khi đó, nhiều người sống sót bằng cách trôi nổi theo nhóm cũng đã không thể chống chọi với tình trạng mất nước trong cái nóng như thiêu đốt. Những người khác chết vì tăng natri máu do uống nước biển mặn. Cuối cùng, một chiếc máy bay Hải quân đã phát hiện ra những người sống sót ở Indianapolis và gọi điện thoại để được cứu trợ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại