Trên vùng thảo nguyên châu Phi rộng lớn đầy rẫy những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt, một đàn voi châu Phi bước đi chậm rãi, hình dáng của chúng trông đặc biệt ngoạn mục dưới ánh Mặt trời lặn.
Trong đàn voi này có một con voi khá khác biệt. Chú ta chỉ có 3 chân. Bất cứ khi nào chú ta bước đi khập khiễng, đôi tai của chú lại phe phẩy trông rất đáng yêu.
Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài có vẻ dễ thương này lại ẩn chứa một sức mạnh không thể xem thường.
Khi chú voi 3 chân tức giận, sức mạnh của nó đủ để khiến tất cả các loài động vật phải rút lui. Ngay cả những con sư tử vốn thống trị trên đồng cỏ cũng không dám khiêu khích.
Vậy làm thế nào mà chú voi này lại bị mất một chân? Khiếm khuyết đó gây khó khăn như thế nào cho chú voi khi tồn tại ở vùng đồng cỏ đầy thử thách một mất-một còn này?
1. Cuộc đụng độ với tử thần
Sông Nile là cái nôi của vô số sinh vật, tuy nhiên, ẩn dưới dòng nước chở nặng phù sa này có một kẻ được xem là tử thần của nhiều loài động vật: Cá sấu sông Nile.
Là loài cá sấu lớn nhất ở châu Phi và là một trong những loài bò sát lớn nhất còn sống trên Trái đất, cá sấu sông Nile đủ kiên nhẫn để ẩn thân trong dòng nước đục, chờ thời cơ vàng rồi tung cú cắn chết người vào họng con mồi.
Vào một ngày hè nóng nực, Mặt trời thiêu đốt mặt đất như đổ lửa, đàn voi châu Phi do voi đầu đàn dẫn đầu từ từ tiến về phía bờ sông Nile. Đầm mình trong làn nước mát, uống hàng trăm lít nước là cách chúng dự định thực hiện để xoa dịu cái nắng vùng thảo nguyên. Khi đàn voi vừa ngâm mình trong làn nước sông mát lạnh, tử thần lặng lẽ đi đến.
Một con cá sấu sông Nile sau khi kiên nhẫn ẩn nấp, giống như một thợ săn trong bóng tối, bất ngờ phát động cuộc tấn công.
Đôi mắt sắc lạnh của nó dán chặt vào một chú voi con mất cảnh giác, và chiếc vòi mềm mại của nó trở thành mục tiêu tấn công của loài bò sát. Cá sấu sông Nile lao nhanh và cắn vào vòi voi con.
Tiếng kêu của chú voi con như xé toạc bờ sông yên tĩnh. Nó giãy giụa trong cơn đau dữ dội, lắc đầu điên cuồng, cố gắng thoát khỏi sự kiềm chế chí mạng của kẻ thù. Nhưng hàm răng sắc nhọn của cá sấu sông Nile cứng như thép, cắm sâu vào da voi con không chịu thả lỏng.
2. Mất chân vì con
Các thành viên trong đàn voi chưa kịp phản ứng thì một con voi cái lao tới. Dù biết sự hung dữ và xảo quyệt của cá sấu sông Nile nhưng với tư cách là voi đầu đàn, và là mẹ của chú voi con đang gặp nạn, voi mẹ không ngần ngại lao vào ứng cứu.
Ngọn lửa giận dữ bùng cháy, nó giơ cao đôi chân trước khổng lồ của mình lên và dùng một lực như sấm sét giẫm lên lưng cá sấu sông Nile. Cơ thể của voi mẹ giống như một ngọn đồi bất động, đè chặt con cá sấu sông Nile khiến nó không thể di chuyển.
Dẫu vẫy, cá sấu sông Nile không hề dễ đối phó. Là loài săn mồi đỉnh cao vùng sông nước, con cá sấu nhanh chóng quay người lao vào con voi cái, dùng hàm răng sắc nhọn cắn chặt vào chân sau con voi đầu đàn.
Sở hữu lực cắn 'vô địch thiên hạ' lên đến 5.000 PSI (để so sánh, lực cắn của người là 162 PSI) - mạnh nhất trong thế giới loài bò sát - con cá sấu sông Nile có thể dễ dàng xé thịt con mồi và thậm chí nghiền nát xương. Điều đáng sợ nhất là một khi đã cắn con mồi thì nó sẽ không bao giờ buông ra.
Cuộc tấn công tàn nhẫn này càng khiến con voi cái phải phản đòn. Nó tiếp tục lại giơ bàn chân khổng lồ của mình lên và giẫm mạnh xuống con cá sấu sông Nile. Kết thúc cuộc giao chiến, cá sấu sông Nile đành từ bỏ mẹ con nhà voi, quay lại dòng nước và chờ đợi cơ hội khác.
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho chiến thắng thuộc về loài voi này là rất nặng nề. Đôi chân của con voi cái bị thương rất nặng, máu chảy nhuộm đỏ cả một khoảng nước sông.
Chẳng bao lâu, con voi cái ngã xuống đất, quằn quại trong đau đớn. Cả đàn voi hoảng loạn...
3. Kiên trì sống sót
Sau nhiều tháng vật lộn vì bị nỗi đau tra tấn, con voi cái đầu đàn vẫn sống sót một cách kỳ diệu NHƯNG nó bị mất một chân và trở thành “Người ba chân” đặc biệt trên thảo nguyên. Nó gầy đi nhiều.
Dù chỉ có thể đi lại bằng ba chân nhưng là voi đầu đàn trưởng thành, nó đã thể hiện khả năng thích ứng đáng kinh ngạc. Nó đã học được một dáng đi độc đáo và mỗi bước đi đều vô cùng thận trọng.
Trong hành trình tìm kiếm nước và thức ăn, đàn voi luôn đặc biệt chú ý đến con voi này để đảm bảo nó không bị tụt lại phía sau.
Khi đến sông uống nước, “Người ba chân” sẽ cẩn thận tiến lại gần mép nước, dùng ba chân giữ thăng bằng trước khi dùng vòi hút nước.
Khi kiếm ăn, “Người ba chân” sẽ dùng mũi để cuộn cỏ trên mặt đất, tuy chuyển động chậm hơn trước nhưng vẫn có thể tìm đủ thức ăn để duy trì sự sống.
Ngày thường, đàn của nó đều hết lòng yêu thương và che chở cho voi cái. Trên đồng cỏ, đàn voi thường vây quanh voi cái và dùng mũi nhẹ nhàng chạm vào người nó như để mang đến sự chia sẻ, đồng cảm cho nhau.
Khi màn đêm buông xuống, đàn voi sẽ tạo thành một vòng tròn bảo vệ và đặt “Người ba chân” vào giữa để mang lại sự an toàn và ấm áp.
4. Tả xung hữu đột vì con, lần nữa!
Vì mùa mưa chưa đến, đàn voi ấy phải dấn thân vào hành trình tìm nước đầy gian khổ. Cơ thể chúng kiệt sức, da dẻ nứt nẻ. Chúng khao khát được nuôi dưỡng bằng những dòng nước ngọt ngào, mát mẻ.
Việc thiếu lương thực và nước uống chỉ khiến hoàn cảnh của chúng trở nên trầm trọng hơn. Đàn voi buộc phải đi xa hơn để kiếm ăn, chúng băng qua những vùng đất cằn cỗi, trèo qua những ngọn đồi nhấp nhô chỉ để truy tìm nguồn sống.
Ngay lúc họ gần như tuyệt vọng, một đầm lầy rực rỡ bất ngờ lọt vào tầm mắt.
Chú voi cái dũng cảm vui vẻ cùng chú voi con chạy về phía đầm lầy, thỏa thích uống những ngụm nước trong vắt, tạm quên đi những nguy hiểm đang rình rập xung quanh.
Tuy nhiên, đúng lúc này, ba con sư tử cái xảo quyệt nhắm vào hai mẹ con nhà voi khi cả hai đang khá xa đàn.
"Nhà vua" từ từ thận trọng tiếp cận mục tiêu, há cái miệng khổng lồ phát ra một tiếng gầm kinh hoàng rồi lao về phía "Người ba chân" và chú voi con.
Mặc dù voi con chỉ còn chút sức lực (vì hành trình mệt mỏi) nhưng nó đã dũng cảm lao tới và cố gắng bảo vệ voi mẹ bằng chính cơ thể mình. Tuy nhiên, nó đã bị đàn sư tử bám víu kéo xuống đất một cách tàn nhẫn.
"Người ba chân" nhìn thấy voi con liều mạng để bảo vệ mình, bản năng làm mẹ của nó lại trỗi dậy mạnh mẽ. Nó lao về phía những con sư tử cái, dùng cơ thể mạnh mẽ của mình để đẩy kẻ thù ra và kéo được voi con về phía sau lưng.
Con voi cái dù chỉ có ba chân nhưng vẫn cố gắng hết sức để chống lại sự tấn công của sư tử háu đói. Đúng lúc này, đàn voi đến kịp thời để ứng cứu, ba con sư tử không còn cách nào khác đành phải bỏ cuộc trong tuyệt vọng. Hai mẹ con nhà voi một lần nữa thoát chết. Lần này chúng không bị thương nặng như trước.
Thảo nguyên châu Phi rộng lớn tuy khắc nghiệt trong mùa khô và khốc liệt với những cuộc chiến sinh tồn một mất-một còn, nhưng vùng đồng cỏ nơi đây cũng dung dưỡng những tình cảm không thể bày tỏ thành lời của tình mẫu tử, của tình đồng đội.
Chú voi cái vẫn đứng vững. Nó dùng ba chân còn lại để đỡ sức nặng của cuộc đời mình và con cái mình.
Tham khảo: Sohu, Britannica, Sciencefocus