Một con ngươi nhân tạo có thể mở và đóng dựa vào phản ứng với ánh sáng mặt trời mà không cần đến sự điều khiển từ bên ngoài, giống hệt như con ngươi sinh học trong mắt chúng ta vậy.
Điều này có thể cải thiện các máy ảnh và thậm chí sửa chữa các hư hại trong mắt người và điều khiển các robot tí hon phản ứng với môi trường xung quanh.
Trong mắt của con người và nhiều loài động vật khác, đồng tử là vốn là một cái hố giúp ánh sáng lọt vào nhãn cầu. Con ngươi là phần có màu trong mắt, một vòng tròn mỏng giúp điều khiển kích cỡ của đồng tử, điều tiết lượng ánh sáng lọt qua.
đồng tử (pupil), con ngươi (iris) và lòng trắng (sclera)
Khi có ánh sáng, con ngươi giúp làm teo đồng tử lại, bảo vệ vùng võng mạc nhạy cảm trong mắt bạn, vốn gửi các tín hiệu thị giác đến não.
Trong bóng đêm, con ngươi nở rộng ra để giúp lọt nhiều ánh sáng hơn và qua đó bạn có thể nhìn. Khái niệm tương tự được áp dụng cho máy ảnh, với khẩu độ có khả năng đóng và mở khi cần để điều tiết lượng ánh sáng phù hợp giúp tạo nên bức ảnh.
Khẩu độ nhân tạo như vậy thông thường yêu cầu cảm biến ngoài thông báo cho chúng biết khi nào cần đóng hay mở. Tuy nhiên giờ đây, Arri Priimägi và các đồng nghiệp của ông ở Đại học Công nghệ Tampere ở Phần lan đã tạo nên một loại khẩu độ có khả năng tự đóng mở.
Để xây nên 'con ngươi tổng hợp' của mình, họ bắt đầu với một cái đĩa mỏng chỉ 14 milimet, mà trên đó 12 'cánh hoa' xuyên tâm được cắt chỉ đến một nửa, chưa chạm tới rìa - giống như một mảnh pizza bị phân chia một cách vụng về vậy.
Chiếc đĩa này được làm từ chất đàn hồi pha lê lỏng trùng hợp, một loại vật liệu giống cao su có khả năng thay đổi hình dạng theo nhiệt độ.
Khi ở trong bóng tối, mỗi cánh hoa sẽ xoắn ra ngoài, để lại một vòng tròn ở giữa, có chức năng như đồng tử. Để cho con ngươi phản ứng với ánh sáng như mắt của chúng ta, thay vì nhiệt độ, các nhà nghiên cứu đã thêm vào chất nhuộm đỏ trong hỗn hợp tinh thể lỏng của họ.
Khi màu xanh lam và xanh lục chạm tới chất nhuộm, nó sẽ nóng lên và kích hoạt các cánh hoa cong trở lại và đóng các kẽ hở
Kiểm soát đồng tử
Đội nghiên cứu lấy cảm hứng từ sự thật là các con ngươi nhân tạo từng được sử dụng để giúp những người với vấn đề về mắt có thể thay đổi được kích cỡ đồng tử - chúng về cơ bản chỉ là ống kính cố định.
Với một bộ đồng tử với kích cỡ khá nhỏ và hợp khi ra ngoài ánh sáng, thì bệnh nhân lại đánh mất thị lực của mình trong phòng tối.
Con ngươi nhân tạo, ảnh sau với kích cỡ đồng tử cố định và quá nhỏ trong bóng râm.
Priimägi tuy vậy phát biểu rằng thiết bị này chưa phù hợp để cấy ghép lên mắt người vì nó không có khả năng điều khiển chính xác kích cỡ khẩu độ, và chỉ phản ứng với những luồng sáng khá mạnh. 'Đây chỉ là bước đầu tiên - chúng ta có thể đi xa hơn trong tương lai," ông nói.
"Điều này thật tuyệt, nhưng những ứng dụng sẽ còn đi vào chi tiết hơn nữa," theo lời của Jeremy Lerner, giám đốc công ty LightForm, một công ty thiết bị hình ảnh của Mỹ. "Điều này tùy thuộc vào việc nó đóng mở nhanh như thế nào, cho bao nhiêu ánh sáng lọt qua, và ở bước sóng nào?"
Các con ngươi nhân tạo có thể đóng trong vài giây, tuy nhiên nó sẽ cần phải đẩy nhanh tốc độ xuống còn chỉ cỡ phần nghìn giây thì mới tạo được các ứng dụng thiết thực, chẳng hạn như các máy ảnh nhạy có khả năng chỉ đến nhưng vật thể sáng.
Nó còn phải đóng chặt hơn nữa - ở thời điểm hiện tại, nó vẫn để 10% ánh sáng lọt qua khi đã hoàn toàn đóng.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng những vấn đề trên hoàn toàn có thể giải quyết. Họ hy vọng rằng con ngươi cuối cùng cũng sẽ được sử dụng trong các vi robot như là các cảm biến giúp chúng nhận diện môi trường xung quanh.
"Đây là một trường hợp hết sức thú vị về một thế giới mở với những khẩu độ mềm tự động được điều khiển bởi ánh sáng trong các con robot," Mark Warner nói với Đại học Cambridge. "Đó là một thành quả rất cừ."
Nguồn: The New Scientist