Chuyện Võ Tòng đánh hổ được nhiều người cho rằng là bịa đặt và không thực tế. Tuy nhiên nếu nó có thật thì cũng nhiều người nghĩ rằng Võ Tòng có thể giết được hổ là nhờ vào dáng người cao lớn, dũng mãnh và tài võ nghệ của mình. Và ở đây chúng ta tự đặt ra giả thuyết rằng Võ Tòng hoàn toàn có thể đánh và giết được hổ bằng tay không, tuy nhiên để có thể thực hiện được điều đó, thì chỉ dựa vào sức mạnh thuần túy là không thể.
Võ Tòng đã đánh nhau với loài hổ nào?
Loài hổ hiện đại có nguồn gốc từ Đông Á. Sau một thời gian dài cách biệt về địa lý, hổ hiện đại đã dần phát triển thành chín phân loài, đó là hổ Siberia, hổ Nam Trung Quốc, hổ Bengal, hổ Đông Dương, hổ Malayan, hổ Sumatra, hổ Caspi, hổ Java, và hổ Bali.
Trung Quốc từng là khu vực phân bố hổ quan trọng nhất, loài và số lượng hổ đứng đầu thế giới. Các phân loài hổ sống ở Trung Quốc gồm hổ Siberia, hổ Nam Trung Quốc, hổ Bengal, hổ Đông Dương và hổ Caspi - có 5 loại.
Các phân loài hổ khác nhau có sự khác biệt lớn về kích thước cơ thể, ví dụ, hổ Siberia lớn có thể nặng tới 260 kg, trong khi hổ Nam Trung Quốc lại có thân hình nhỏ, không vượt quá 120 kg.
Sức mạnh của chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kích thước, kích thước càng lớn thì lực đánh lực càng mạnh, khó đối phó, vì vậy, biết được Võ Tòng đang chiến đấu với loại hổ nào là vô cùng quan trọng. Hãy cùng nhìn lại phạm vi phân bố của năm loài hổ ở Trung Quốc lúc bấy giờ:
Hổ Nam Trung Quốc là loài có số lượng nhiều nhất và có môi trường sống rộng nhất, loài hổ sống ở hầu hết các khu vực của Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Đông, Tây Nam Trung Quốc và Trung Trung Quốc, phạm vi phân bố của chúng chiếm hơn một nửa Trung Quốc.
Ngoài ra còn có rất nhiều hổ Siberia, đây là loài hổ chịu lạnh tốt nhất và phạm vi phân bố chủ yếu ở phía đông bắc của Trung Quốc.
Hổ Tân Cương được coi là hổ Caspi và là loài hổ chịu hạn tốt nhất, phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam của dãy núi Thiên Sơn, tức là trong các ốc đảo sa mạc của lưu vực Tarim và Junggar.
Mặc dù hổ Bengal và hổ Đông Dương cũng phân bố ở quốc gia này, nhưng chúng không phải là phân loài hổ chính ở Trung Quốc và phạm vi phân bố của chúng bị giới hạn ở một số khu vực nhất định.
Trong Thủy Hử, Võ Tòng đánh hổ ở trên đồi Cảnh Dương, địa điểm này ngày nay đã trở thành điểm du lịch, thuộc thị trấn Trương Thu, huyện Dương Cốc, thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông. Nhìn chung, có thể có hai loài hổ sinh sống ở đây, một là hổ Nam Trung Quốc và còn lại là hổ Đông Bắc (hổ Siberia).
Xét về phạm vi phân bố và số lượng thì khả năng Võ Tòng đã đánh nhau với hổ Nam Trung Quốc là cao hơn, vì phạm vi phân bố chính của hổ Siberia là ở phía đông bắc, và khu vực Sơn Đông thuộc khu vực rìa của khu vực sinh sống của hổ Siberia, chứ không phải vị trí phân bố chính của nó.
Tuy nhiên, xét về mô tả thì con bị Võ Tòng giết lại là một con hổ trắng to lớn, do đó mô tả này thiên về hổ Siberia, nhưng ngẫm kỹ lại, các nhà văn học cổ đại chắc chắn đã sử dụng một số phép tu từ văn học khi miêu tả nên khả năng cao vẫn là Võ Tòng đã đánh nhau với một con hổ Nam Trung Quốc.
"Lý thuyết khoa học" đằng sau cuộc chiến chống lại hổ của Võ Tòng
Trong truyện, lần đầu tiên Võ Tòng tấn công hổ bằng một chiếc gậy, nhưng vì quá căng thẳng, Võ Tòng đã làm gãy chiếc gậy nên anh đã ném nó sang một bên và quay sang đối phó với con hổ bằng tay không.
Thực ra, Võ Tòng đã mắc sai lầm ở đây, vì khi chiến đấu với mãnh thú, có công cụ trong tay, tỷ lệ thắng cao hơn.
Nhưng ngay giây tiếp theo Võ Tòng đã nghĩ ra cách đối phó với con hổ - "nắm lấy bờm con hổ mà ấn xuống đất, giơ gót cẳng nhè giữa mặt con hổ mà rọi lấy rọi để một hồi".
Trên thực tế, dưới cái nhìn của khoa học, hành động khi đó của Võ Tòng chính là hành động quyết định sữa sự sống và cái chết. Nếu không có hành động tóm và ghì lấy bờm và gáy con hổ thì có lẽ Võ Tòng đã không thể toàn thây. Tại sao thao tác này lại quan trọng như vậy? Câu trả lời chính là nó liên quan đến "sự ức chế hành vi do chèn ép" và hành động của Võ Tòng đã khiến cho con hộ bị "tê liệt", không thể tấn công đáp trả.
Nói một cách đơn giản, trong cuộc sống, khi chúng ta ôm gáy mèo, nó sẽ đột nhiên trở nên rất ngoan ngoãn, cuộn tròn lại và không hề cử động.
Khi các bác sĩ thú y điều trị cho mèo, để ngăn mèo di chuyển, họ thường dùng hiện tượng này để kẹp gáy chúng bằng kẹp.
Sự ức chế hành vi này là một phản xạ có điều kiện có được. Nguyên nhân của phản xạ có điều kiện này là do khi còn nhỏ, mèo mẹ thường tha đàn con bằng cách ngoạm vào gáy. Khi bị véo da cổ, chúng nghĩ rằng mèo mẹ đang cố gắng di chuyển chúng đến nơi an toàn, sau đó cuộn tròn và giữ im lặng.
Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các loài động vật sử dụng phương pháp ngoạm gáy để di chuyển đàn con, chẳng hạn như sư tử, hổ, lửng mật, báo hoa mai, v.v., trong khi lợn, khỉ và các loài động vật sử dụng phương pháp khác để di chuyển đàn con, do đó véo da cổ không có tác dụng gì đối với chúng.
Một số nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio đã thực hiện một nghiên cứu liên quan với 13 con mèo và phát hiện ra rằng 67% trong số đó có hiện tượng này, và mèo càng nhỏ thì biểu hiện càng rõ ràng và tất cả những con không có biểu hiện ức chế hành vi do véo hầu hết đều là các con mèo già.
Sau khi tìm hiểu lý thuyết khoa học này, chúng ta hãy xem quá trìnhVõ Tòng chiến đấu với hổ, anh ta vồ lấy phần da đầu của con hổ, tương đương với việc véo vào gáy của nó, và như những gì đã nói, hổ là loài sử dụng phương pháp ngoạm cổ, gáy để di chuyển đàn con do đó không thể loại trừ việc nó vẫn giữ phản xạ có điều kiện này kể cả khi đã trưởng thành, nên con hổ bị véo gáy lập tức sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn nhiều và thậm chí là "tê liệt".