Vợ khoe vớt được sinh vật mềm oặt màu vàng, chồng vừa thấy đã hét lên: "Mau bỏ xuống!"

Nguyệt Phạm |

Hóa ra sinh vật này không hề đơn giản như vẻ ngoài của nó.

Sinh vật lạ trôi nổi

Theo thông tin được chia sẻ trên Family Breeze, Laura (68 tuổi, người Mỹ) cùng chồng làm việc trong vườn. Đột nhiên, người phụ nữ thấy một vật thể lạ trôi nổi trên con lạch cạnh khu vườn. Thứ đó thu hút sự tò mò của bà nên Laura đã cố gắng vớt nó ra khỏi mặt nước. Tuy nhiên, người chồng vừa nhìn thấy thứ đó trên tay Laura đã vội hét lên: "Mau bỏ xuống ngay!". Bà còn chưa kịp phản ứng thì chồng đã chạy tới và hất sinh vật lạ đó khỏi tay bà nên nó đã rơi xuống đất.

Vợ khoe vớt được sinh vật mềm oặt màu vàng, chồng vừa thấy đã hét lên: "Mau bỏ xuống!"- Ảnh 1.

Sinh vật lạ có màu vàng óng rất đẹp mắt, thân nó mềm oặt. (Ảnh: Family Breeze)

Laura và chồng làm công việc nghiên cứu động vật hoang dã và có kiến thức về nền tảng vi sinh học. Vì vậy, Laura không phải là người dễ bị hoảng sợ trước những sinh vật lạ.

Laura chia sẻ với Family Breeze rằng sinh vật đó có màu vàng óng rất đẹp mắt. Sau khi vớt nó ra khỏi mặt nước, bà cầm nó trên tay và cảm thấy người nó rất mềm. Dù đã từng tiếp xúc với nhiều loại sinh vật nhưng lần đầu tiên bà gặp một thứ như vậy, Laura cho biết, chồng cô hành động như vậy là bởi ông đã biết rõ về nó. Ông cũng yêu cầu Laura phải rửa tay ngay lập tức.

Vợ khoe vớt được sinh vật mềm oặt màu vàng, chồng vừa thấy đã hét lên: "Mau bỏ xuống!"- Ảnh 2.

Sinh vật này là Bryozoan nước ngọt (một loại bọt biển nước ngọt), nó có tên khoa học là Pectinatella magnifica. (Ảnh: Family Breeze)

Khi bà quay lại, chồng bà quyết định mang sinh vật lạ này vào nhà để kiểm tra kỹ hơn. Chồng của bà đeo găng tay và đặt nó vào một chiếc thùng rồi đổ vào đó một chút nước. Theo chồng của Laura, ông thêm nước vào là bởi sinh vật này là Bryozoan nước ngọt (một loại bọt biển nước ngọt), nó có tên khoa học là Pectinatella magnifica.

Sự thật về sinh vật lạ

Sinh vật này thường sống dưới dạng khuẩn lạc (tập đoàn cá thể). Mỗi một cá thể sinh vật đơn lẻ của nó được gọi là Zooid. Chúng có kích thước chưa đến một milimet, không xương sống, hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Vợ khoe vớt được sinh vật mềm oặt màu vàng, chồng vừa thấy đã hét lên: "Mau bỏ xuống!"- Ảnh 3.

Sinh vật này thường sống dưới dạng khuẩn lạc (tập đoàn cá thể). (Ảnh: Family Breeze)

Các khuẩn lạc kết hợp với nhau thành một khối như bông hoa, đường kính tối đa lên đến 2m, có thể bám vào các thân cây thủy sinh, có thể di chuyển trên thân thủy sinh với tốc độ rất chậm (1-1,5 mm/ngày). Mỗi khuẩn lạc là khối gelatin chứa tới 99% nước, dạng sền sệt, liên kết với nhau rất chắc chắn...

Chúng có thể sinh sản vô tính, nếu tách ra khỏi tập hợp gặp điều kiện thuận lợi, chúng sinh sôi nhanh chóng và dính vào nhau để bảo toàn số lượng. Khối 'nhầy nhụa' có ngoại hình giống não người ăn tảo trong nước giàu dưỡng chất. Chúng có thể phá vỡ cân bằng sinh thái ở hệ sinh thái nước ngọt nếu tăng số lượng.

Vợ khoe vớt được sinh vật mềm oặt màu vàng, chồng vừa thấy đã hét lên: "Mau bỏ xuống!"- Ảnh 4.

Nếu gặp điều kiện thuận lợi, sinh vật này sẽ sinh sôi nhanh chóng. (Ảnh: Family Breeze)

Theo Hiệp hội sinh thái Stanley, họ đã tìm thấy những bằng chứng hóa học chứng minh sinh vật này tồn tại từ 470 triệu năm trước. Họ cũng cho biết, những sinh vật lạ này thường sống trong môi trường biển nhưng sau đó họ đã tìm thấy hàng trăm sinh vật này ở một vùng nước ngọt tại Công viên Stanley, Vancouver.

Loài Bryozoan nước ngọt này có thể khiến người tiếp xúc với chúng bị dị ứng, gây ra ngứa ngáy, nổi nốt đỏ trên chân tay. Hơn nữa, loài này cũng gây ra thiệt hại cho vùng nước, cây trồng trong khu vực.

Vợ khoe vớt được sinh vật mềm oặt màu vàng, chồng vừa thấy đã hét lên: "Mau bỏ xuống!"- Ảnh 5.

Loài sinh vật này cũng gây ra thiệt hại cho vùng nước, cây trồng trong khu vực. (Ảnh: Family Breeze)

Sau đó, Laura và chồng quay lại con lạch cạnh nhà để kiểm tra thì phát hiện một số lượng lớn sinh vật Bryozoan nước ngọt. Hai người lo ngại rằng nếu chúng tiếp tục sinh sôi có thể gây ra thảm họa cho hệ sinh thái địa phương. Người chồng vội kêu gọi hàng xóm đào một con lạch mới song song với con mương cũ và xây một đập nước như một cái khóa để tách loài nhuyễn thể này. Họ cũng nhanh chóng liên hệ với chính quyền địa phương để báo cáo tình hình.

Sau đó, các nhà chức trách đã điều động 4 chiếc xe thùng cỡ lớn để vận chuyển hết số Bryozoan nước ngọt này ra khỏi khu vực đó. Hai vợ chồng Laura đã được chính quyền khen thưởng nhờ hành động nhanh chóng ngăn chặn loài sinh vật xâm hại này.

*Nguồn: Family Breeze, Smithsonian Institution

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại