Vietnam Airlines cận kề nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc

Quỳnh Anh |

Nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc đã đến gần hơn bao giờ hết khi Vietnam Airlines công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2022, chính thức ghi nhận thua lỗ 3 năm liên tiếp.

Vietnam Airlines cận kề nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc - Ảnh 1.

Vietnam Airlines còn được xem là hãng hàng không quốc gia (Ảnh: Vietnam Airlines)

Nội dung chính:

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 của Vietnam Airlines vừa công bố không có nhiều bất ngờ so với báo cáo trước kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán là cơ sở để ghi nhận kết quả kinh doanh chính thức của doanh nghiệp, là căn cứ để quyết định các chế tài với doanh nghiệp, trong đó có quyết định hủy niêm yết bắt buộc.

Vietnam Airlines sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào ngày 16/12/2023 nhưng chưa công bố tài liệu cuộc họp.

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines - HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2022 sau thời gian dài trì hoãn. Kết quả, công ty đã chính thức thua lỗ năm thứ 3 liên tiếp (từ 2020 - 2022) với khoản lỗ được ghi nhận hơn 11.200 tỷ đồng sau thuế cho riêng năm 2022.

Trước đó, báo cáo tự lập của Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ 10.369 tỷ đồng trong năm 2022.

Việc chênh lệch giá trị khoản lỗ của Vietnam Airlines trong hai báo cáo (kiểm toán và tự lập) không quan trọng bằng việc công ty vẫn tiếp tục thua lỗ.

Báo cáo kiểm toán là cơ sở để ghi nhận kết quả kinh doanh chính thức của doanh nghiệp, là căn cứ để quyết định các chế tài với doanh nghiệp, trong đó có quyết định hủy niêm yết bắt buộc. Với Vietnam Airlines, nếu tuân thủ đúng quy định, cổ phiếu HVN của công ty sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trong thời gian tới.

Việc hủy niêm yết có thể khiến cổ phiếu HVN chuyển xuống giao dịch tại sàn UPCoM với các quy định khác về biên độ, về việc công bố thông tin... so với HoSE.

Ngày 16/12 tới đây (hơn một tuần nữa), Vietnam Airlines sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 cũng sau nhiều lần trì hoãn. Nội dung của một cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thông thường là thông qua kết quả kinh doanh 2022, kế hoạch kinh doanh 2023, tình hình phân phối lợi nhuận, kế hoạch đầu tư…

Tuy nhiên, đến tối 8/12, Vietnam Airlines vẫn chưa công bố chi tiết tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên sắp tới. Công ty mới chỉ công bố Quy chế tổ chức cuộc họp với 16 điều. Mọi thông tin về kế hoạch kinh doanh, đầu tư,... đều chưa được công bố.

Hiện cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đang bị kiểm soát và hạn chế giao dịch do công ty chậm công bố báo cáo kiểm toán 2022.

Trong văn bản giải trình biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng HVN bị kiểm soát, Vietnam Airlines cho biết công ty đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025. Trong thời gian tới công ty sẽ thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu, cải thiện kết quả kinh doanh. Văn bản giải trình của Vietnam Airlines cũng chưa cung cấp những thông tin chi tiết về các biện pháp này.

Về nguyên nhân thua lỗ năm 2022, Vietnam Airlines cho biết do thị trường vận chuyển quốc tế đang phục hồi chậm trong khi giá nhiên liệu tăng cao do xung đột Nga - Ukraine, đồng thời các rủi ro tài chính (lãi suất, tỷ giá) cũng không ngừng gia tăng sức ép lên hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo báo cáo kiểm toán 2022, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines tại thời điểm cuối năm đã âm hơn 11.000 tỷ đồng do lỗ lũy kế đạt trên 35.000 tỷ đồng.

Đọc tin tức, xem tin kinh tế mới nhất tại Soha.
Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Sau trận thắng 21-0, tuyển Việt Nam tiếp tục cùng Thái Lan, Indonesia phô diễn sức mạnh ở giải châu Á?

Sau trận thắng 21-0, tuyển Việt Nam tiếp tục cùng Thái Lan, Indonesia phô diễn sức mạnh ở giải châu Á?

19/01/2025 08:13

Tuy đã chắc suất đi tiếp nhưng tuyển futsal nữ Việt Nam vẫn có động lực để đánh bại Đài Bắc Trung Hoa ở trận đấu chiều nay (19/1).

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top