Việt Nam sở hữu một mặt hàng đứng Top 3 của thế giới: Thu hơn 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra hơn 100 triệu tấn

Như Quỳnh |

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Việt Nam sở hữu một mặt hàng đứng Top 3 của thế giới: Thu hơn 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra hơn 100 triệu tấn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2,82 triệu tấn, tương đương hơn 108 triệu USD, tăng 39,5% về lượng và tăng 42,2% về kim ngạch so với tháng trước đó. Lũy kế trong quý 1, mặt hàng này đã thu về hơn 304 triệu USD với hơn 8,03 triệu tấn, tăng 2,3% về lượng nhưng giảm 9,6% về kim ngạch sp với quý 1/2023.

Giá xuất khẩu bình quân trong quý 1 đạt 38 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo kim ngạch, Philippines là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này với gần 2 triệu tấn, tương đương hơn 81 triệu USD, tăng nhẹ 2,3% về lượng nhưng giảm 7% về kim ngạch. Giá trung bình 40,8 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam sở hữu một mặt hàng đứng Top 3 của thế giới: Thu hơn 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra hơn 100 triệu tấn- Ảnh 2.

Bangladesh là thị trường lớn thứ 2 với 2,22 triệu tấn, trị giá hơn 69 triệu USD, tăng 22% về lượng nhưng giảm 0,5% về kim ngạch. Giá trung bình đạt 31 USD/tấn, giảm 18% so với cùng kỳ.

Malaysia đứng thứ 3 với 423.673 tấn, tương đương 14,37 triệu USD, tăng 6,8% về lượng nhưng giảm 13,2% về kim ngạch, giá xuất khẩu cũng chứng kiến mức sụt giảm với bình quân 34 USD/tấn, giảm 18%.

Việt Nam sở hữu một mặt hàng đứng Top 3 của thế giới: Thu hơn 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra hơn 100 triệu tấn- Ảnh 4.

Các thị trường nhập khẩu chủ đạo khác lần lượt là Đài Loan (Trung Quốc), Úc, Chile, Peru, Trung Quốc, Angola, Campuchia và Lào.

Xi măng là một vật liệu rất quan trọng, cần thiết trong quá trình thi công các dự án và công trình xây dựng. Đóng vai trò là chất liên kết để có thể gắn vật liệu này cùng với những vật liệu khác. Còn clinker sẽ là nguyên liệu sản xuất ra xi măng, đóng vai trò liên kết các hoạt động. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, thu về hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, giảm 4,1% về trị giá so với năm 2022, đánh dấu năm thứ 2 xuất khẩu sụt giảm rất mạnh (khoảng 14 triệu tấn so với năm cao điểm 2021).

Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, công suất sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. 5 quốc gia có quy mô sản lượng xi măng lớn nhất thế giới gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện công suất thiết kế của các nhà máy xi măng ở Việt Nam lên đến 120 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu xi măng chỉ khoảng 65 triệu tấn, điều này dẫn tới cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, giá xuất khẩu xi măng, clinker (FOB Quảng Ninh) giảm sâu từ thời điểm cuối năm 2022, trong đó, giá clinker giảm 5-6 USD/tấn, giá xi măng giảm 9-10 USD/tấn và giảm tiếp trong năm 2023 do các nhà xuất khẩu cạnh tranh đơn hàng, chưa kể doanh nghiệp xuất khẩu clinker trong nước phải chịu thuế 10% từ 1/1/2023.

Dự báo năm 2024, xuất khẩu xi măng, clinker của Việt Nam tiếp tục cạnh tranh khốc liệt do thị trường bất động sản Trung Quốc chưa hồi phục, đồng thời Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mua nhiều xi măng Việt Nam, điển hình là Philippines, Bangladesh. Bên cạnh đó, Philippines vẫn áp dụng chính sách bảo hộ (thuế chống bán phá giá với xi măng nhập từ Việt Nam), cộng với cạnh tranh tại Trung Đông và Đông Nam Á.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại