Những con rắn hổ mang chúa bạch tạng do thiếu sắc tố nên vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bắt gặp trong môi trường tự nhiên, bạn nên nhớ rằng chúng hoàn toàn khỏe mạnh. Chúng sở hữu chất kịch độc và có thể giết chết con mồi một cách nhanh chóng.
Theo sách “Tình trạng phân loại của rắn hổ mang thuộc chi Naja”, rắn hổ mang được xếp vào chi Naja với khoảng 32 loài đã được phát hiện. Rắn hổ mang chủ yếu phân bố ở châu Á và một số vùng ở châu Phi.
Hổ mang chúa là loài rắn hổ lớn nhất thế giới, được ghi nhận dài tới 7m, nặng 35kg. Hổ mang chúa thuộc chi Ophiophagus.
Theo các nhà khoa học, thức ăn của rắn hổ mang chúa chủ yếu là loài rắn khác, bao gồm những loài rắn có độc và không có độc.