Vì sao tục "điển hôn" là cơn ác mộng với phụ nữ Trung Quốc thời xưa?

Minh Hoa (t/h) |

Hủ tục “điển hôn” thời phong kiến ở Trung Quốc đã biến người phụ nữ thành món hàng rẻ mạt, tước mất quyền tự do của họ.

Xã hội ngày nay không cho phép đàn ông có tam thê tứ thiếp. Dù là đàn ông hay phụ nữ đều phải tuân thủ nguyên tắc hôn nhân "một vợ một chồng".

Nhưng trong xã hội phong kiến Trung Quốc, khi tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nề, thân phận người phụ nữ vô cùng thấp kém, chịu nhiều thiệt thòi, không được quyết định cuộc sống của chính mình. Thậm chí họ còn bị coi như một món hàng để cầm cố như trong hủ tục "điển hôn"

"Điển" trong "điển đáng", có nghĩa là cầm cố, thế chấp. "Điển hôn" tức là một cuộc hôn nhân cầm cố. Sử sách có ghi, kiểu hôn nhân cầm cố này xuất hiện đầu tiên dưới thời nhà Hán nhưng đến thời nhà Nguyên nó mới trở nên phổ biến.

Dân gian tương truyền, vì gia cảnh túng thiếu nên nhiều đàn ông trong xã hội phong kiến buộc phải đưa vợ vào các tiệm cầm đồ và cầm cố như một món hàng. Chủ tiệm cầm đồ sẽ chuyển những người phụ nữ này cho vị khách nào đưa ra mức giá hấp dẫn nhất.

Vì sao tục điển hôn là cơn ác mộng với phụ nữ Trung Quốc thời xưa? - Ảnh 1.

Khi về gia đình mới, người này sẽ đảm nhận mọi công việc của con dâu trong nhà như giặt giũ, nấu nướng, quét nhà, gánh nước, … và bao gồm cả nghĩa vụ nối dõi tông đường.

Bởi người xưa rất xem trọng chuyện sinh con trai nối dõi. Mạnh Tử có viết: "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại", nghĩa là bất hiếu có 3 loại, không có hậu duệ nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất. Vì thế chuyện không có con nối dõi là không thể chấp nhận được.

"Điển hôn" dù chỉ là một cuộc hôn nhân tạm thời nhưng cũng rất chú trọng nghi lễ. Ngoài ra, còn bao gồm quá trình lập một "hợp đồng hôn nhân" ghi rõ thời gian, tiền thế chấp và giao kèo giữa các bên liên quan.

Thời gian "cấm cố" vợ thường từ 3 đến 5 năm, giá "thuê" tùy thuộc độ tuổi người vợ và thời gian "thuê". Khi đã về sống ở nhà chồng "thời vụ" người phụ nữ không được phép gặp gỡ và chung sống với người chồng đầu. Một khi hợp đồng được thiết lập thì không thể bị phá bỏ.

Sau khi sinh con, gia đình "thuê vợ" sẽ đưa người phụ nữ trở lại tiệm cầm đồ. Người vợ có thể sẽ phải tiếp tục ở đó, chờ một gia đình khác đến đưa đi. Và như vậy, một vòng lặp mới lại bắt đầu. Họ không chỉ bị tước đi quyền tự do cá nhân mà đến đứa con dứt ruột đẻ ra cũng không còn là con của mình nữa, thậm chí còn không có quyền đến thăm con. Đứa bé hoàn toàn thuộc về gia đình người "thuê vợ".

Mặc dù chính quyền nhà Nguyên đã cấm chế độ điển hôn nhưng nó vẫn âm thầm diễn ra trong xã hội phong kiến và được xem là chuyện thường tình. Đến cuối thời nhà Thanh, tục "điển hôn" vẫn còn tồn tại.

Thời nhà Thanh, ở khu vực Giang Tô và Chiết Giang, người dân gọi "điển hôn" là "điển thủy diện", ở Liêu Ninh gọi là "Đáp hỏa" còn người Cam Túc gọi đó là "Tựu thê". Phải cho đến cuối đời nhà Thanh tục lệ này mới bị xóa bỏ hoàn toàn.

Chế độ hôn nhân này không những coi thường phụ nữ mà còn không có nhân tính, tước đi quyền tự do của con người. Nó là bi kịch của người phụ nữ thời phong kiến.

#HỎI NHANH ĐÁP GỌN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại