Công cuộc tìm kiếm sự sống bên ngoài hành tinh xanh mà chúng ta đang sinh sống ngày càng được đẩy mạnh khi thời đại khoa học công nghệ đang phát triển.
Để thỏa mãn trí tò mò và tìm kiếm một "nguồn sống" mới có thể giúp nhân loại phát hiện ra nhiều thứ vô cùng kỳ bí trong vũ trụ mà chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu từ ngàn xưa.
Việc phát hiện ra những dấu tích tồn tại sự sống như dấu tích của nước trên sao Hỏa, Gliese 832c, Kepler-452b được coi như phiên bản "2.0" của Trái Đất do có cùng nhiều điểm tương đồng, hay gần đây là hành tinh hành tinh đá GJ 1132b khá giống với Trái Đất về kinh thước nhưng cách "Hành tinh xanh" của chúng ta không quá xa.
GJ 1132b xoay quanh một ngôi sao cách chúng ta 39 năm ánh sáng. Mặc dù vậy nhưng không thể tồn tại sự sống do nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 2300C, quá nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng.
Nhưng có một điều khá giống với khoảng cách giữa Trái Đất và sao Kim là khoảng cách giữa "Hành tinh đá" và ngôi sao mà nó quay quanh là 2,5 triệu km. Về cấu trúc thì sao Kim cũng chủ yếu được cấu tạo từ đất đá, hay còn gọi là "nhóm hình tinh đất đá" như hành tinh GJ 1132b.
Nhóm hành tinh đất đá của Hệ Mặt Trời: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa.
Liệu rằng gần Trái Đất thì sao Kim có thể tồn tại sự sống không?
Đặc trưng của sao Kim
Sao Kim hay Kim tinh hay với tên gọi khác là sao Thái Bạch, là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời.
Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời đêm, với cấp sao biểu kiến bằng -4,6 (Cấp sao biểu kiến: là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo lôgarít của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu).
Sao Kim là ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm.
Điểm đặc biệt cần nhắc đến là khác với các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thay vì quay trên quỹ đạo theo chiều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên cực bắc của Mặt Trời thì sao Kim lại tự quay quanh trục của nó theo cùng chiều kim đồng hồ (sự quay nghịch hành) với khoảng thời gian 243 ngày Trái Đất – đây là tốc độ tự quay chậm nhất của mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Sao Kim từng tồn tại các điều kiện của sự sống
Sao Kim có thể gọi là một hành tinh ít hiếu khách nhất trong hệ mặt trời do những yếu tố khí hậu khắc nghiệt.
Chúng ta đều biết rằng nước cần cho sự sống. Nghiên cứu của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chỉ ra rằng sao Kim từng có những vùng biển ấm tượng tự như Trái Đất.
Tức là sao Kim cũng đã từng tồn tại oxy trong khí quyển, lẫn trong hơi nước (Oxy là điều kiện cần thiết cho sự sống bắt đầu). Với điều kiện như vậy sao Kim có thể phù hợp cho sự sống tồn tại cách đây ít nhất 715 triệu năm trở về trước.
Nước đã từng tồn tại trên sao Kim ít nhất 715 triệu năm trở về trước.
Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa và vận động phát triển nước nhanh chóng bị bốc hơi bởi nhiệt độ bề mặt của sao Kim khá cao và quá tốc độ tự quay quá chậm.
Chính quá trình bốc hơi nhanh này đã dẫn hiện tượng "hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát" khiến cho Kim tinh trở thành một hành tinh khô hạn với những đất đá, sa mạc trên bề mặt.
Vì sao sao Kim lại không thể tồn tại sự sống?
Bề mặt chủ yếu là đá và sa mạc
Địa hình bề mặt của sao Kim chủ yếu là sa mạc và cát không có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Ngoài ra vẫn còn nhiều núi lửa tồn tại trên sao Kim có thể vẫn đang hoạt động.
Bề mặt sao Kim là cát và đá.
Khí hậu và khí quyển khắc nghiệt
Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric (H2SO4) khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt. Mật độ không khí trong khí quyển của sao Kim lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là CO2.
Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời.
Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây SO2 và lượng khí CO2 dày đặc.
Chính sự dày đặc lượng khí CO2 này và sự bao quanh bởi những đám mây SO2 dẫn đến hiện tượng "Hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát".
Cùng với nhiệt độ cao thậm chí còn cao hơn cả nhiệt độ cần thiết trong quá trình khử trùng thì sinh vật hay ngay cả sinh vật nhỏ bé hơn là vi trùng cũng không thể sống được.
Không có thực vật tồn tại
Hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát dẫn đến việc sao Kimkhông có chu trình cacbon để đưa cacbon trở lại đá và đất trên bề mặt,hay không tồn tại một loài thực vật nào có thể tồn tại để thực hiện quá trình quang hợp.
Không tồn tại thực vật sống trên sao Kim.
Từ trường yếu
Các nhà khoa học nêu ra có một khả năng Sao Kim không có lõi cứng bên trong, hoặc hiện tại lõi của nó không còn quá trình tiêu tán nhiệt.
Một khả năng khác đó là lõi của nó đã hoàn toàn hóa rắn. Điều này dẫn đến việc mặc dù có kích thước gần như Trái Đất nhưng từ trường của nó lại yếu hơn hẳn so với trái đất.
Cấu trúc lõi của sao Kim.
Hệ quả là bề mặt sao Kim chịu tác động trực tiếp từ các tia tử ngoại Mặt Trời và cũng là nguyên nhân gây ra sự phóng điện giữa các đám mây. Hay quá trình bốc hơi nước dẫn đến khô hạn, khắc nghiệt diễn ra nhanh hơn.
Sự tự quay chậm
Mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều tự quay quanh trục của chúng theo ngược chiều kim đồng hồ, nhưng chỉ có sao Kim là quay cùng chiều Kim đồng hồ và có tốc độ tự quay chậm nhất trong các hành tinh.
Tại đường xích đạo Sao Kim tốc độ tự quay của nó bằng bằng 6,5 km/h, trong khi tốc độ quay tại xích đạo của Trái Đất bằng 1.670 km/h. Dẫn đến việc ngày thời gian 1 ngày kéo dài hơn so với các hành tinh khác.
Quỹ đạo quay của sao Kim.
Tưởng tượng khi chúng ta đứng trong một môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cao như vậy mà không có nước, không có Oxy, chịu mọi tác động trực tiếp từ các tia vũ trụ, tia Mặt Trời. Chắc chắn là chúng ta không thể tồn tại dù chỉ một phần trăm giây.