Vì sao quanh Thuận Kiều Plaza có nhiều quán cơm cùng tên Thuận Kiều mà khác chủ, mỗi quán một hương vị nhưng chỉ duy nhất nơi này là đông nghẹt khách?

Hạ Phong |

Cơm tấm Thuận Kiều ấy vậy mà đã có mặt ở Sài Gòn hơn 70 năm...

Nếu đã từng đi qua khu Thuận Kiều Plaza đoạn Thuận Kiều, Nguyễn Chí Thanh bạn sẽ bắt gặp được một vài quán cơm tấm cùng tên Thuận Kiều nhưng lại không phải cùng một thương hiệu, một số quán cơm ở Sài Gòn cũng lấy tên Thuận Kiều, bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao chưa?

Vì sao quanh Thuận Kiều Plaza có nhiều quán cơm cùng tên Thuận Kiều mà khác chủ, mỗi quán một hương vị nhưng chỉ duy nhất nơi này là đông nghẹt khách? - Ảnh 1.
Vì sao quanh Thuận Kiều Plaza có nhiều quán cơm cùng tên Thuận Kiều mà khác chủ, mỗi quán một hương vị nhưng chỉ duy nhất nơi này là đông nghẹt khách? - Ảnh 2.

Chuyện bắt đầu từ ngày xửa ngày xưa (năm 1950) ở Sài Gòn có một tiệm cơm tấm cực kỳ đắt khách, chủ tiệm là vợ chồng ông Ngô Cúc Minh và bà Lê Thị Huệ là người dân tỉnh lẻ vào Sài Gòn lập nghiệp.

Sau một thời gian mở cửa, quán cơm trở nên nức tiếng nhất trong vùng, ông Minh và Huệ sau đó đã chuyển sang đường Thuận Kiều sinh sống và lấy luôn tên đường làm tên quán, từ đó "cơm tấm Thuận Kiều" ra đời.

Quán cơm Thuận Kiều vì mở ở khu người Hoa sinh sống nên cũng được lòng rất nhiều người Hoa.

Vì sao quanh Thuận Kiều Plaza có nhiều quán cơm cùng tên Thuận Kiều mà khác chủ, mỗi quán một hương vị nhưng chỉ duy nhất nơi này là đông nghẹt khách? - Ảnh 3.

Quán cơm Thuận Kiều những năm 1970

Vợ chồng ông Minh, bà Huệ có 7 người con, nhưng chỉ có 2 theo ông bà mở quán cơm tấm. Trong đó phải kể đến người con trai út - Ngô Cúc Mẫn cử nhân Khoa Ngoại thương Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

Sau hơn 30 năm cơm tấm Thuận Kiều rơi vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với hàng loạt hàng quán tương tự mọc lên. Vào những năm 1980 - 1990, anh Mẫn đã phục dựng thương hiệu cơm tấm Thuận Kiều theo quy trình và tiêu chuẩn nhất định.

Cơm tấm Thuận Kiều sau đó thay đổi toàn bộ thực đơn, chỉ giữ lại cơm tấm sườn bì chả và công thức nước mắm gia truyền từ năm 1950.

Ban đầu, các chi nhánh của Thuận Kiều phải về quán gốc để lấy nguyên liệu đã được chế biến, ướp sẵn về nấu nướng. Mặc dù có vẻ kỳ công nhưng cũng chính điều này đã giữ cho hương vị cơm tấm của Thuận Kiều được đồng nhất cho đến hiện tại.

Vì sao quanh Thuận Kiều Plaza có nhiều quán cơm cùng tên Thuận Kiều mà khác chủ, mỗi quán một hương vị nhưng chỉ duy nhất nơi này là đông nghẹt khách? - Ảnh 4.

Hình ông Minh - bà Huệ và con trai út (người giữ vững thương hiệu Thuận Kiều sau này)

Một điều đặc biệt mà không phải quán ăn nào cũng làm được như Thuận Kiều đó chính là mỗi nơi quán Thuận Kiều "đặt chân" mở cửa đều là mặt bằng riêng của gia đình, không thuê

Chính vì cơm tấm Thuận Kiều nổi danh mà một số hàng quán đã chế biến theo hương vị và đặt tên tương tự. Ở Mỹ, cơm tấm Thuận Kiều cũng được mở phục vụ người Việt sống ở Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại