Người da màu ngần ngại dùng khẩu trang tự chế
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện đang khuyến nghị tất cả người dân nước này nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi do virus corona chủng mới.
Khuyến cáo của CDC về khẩu trang tự chế được đưa ra khi số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ tăng vọt và sự thiếu hụt các thiết bị bảo hộ y tế đã khiến cho hầu hết người Mỹ đều không thể mua được khẩu trang y tế.
Tuy nhiên, ông Trevon Logan, giáo sư kinh tế tại Đại học Ohio State, sẽ không nghe theo khuyến cáo này.
"Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều ví dụ mà người ta thường cho rằng thủ phạm là nam giới da màu. Và sau đó chúng ta đưa ra các lời cảnh báo cho công chúng với nội dung rằng, cứ đàn ông da đen thì là tội phạm hoặc người không tử tế", ông Logan, một người Mỹ gốc Phi, nói với hãng tin CNN.
Suy nghĩ như ông Logan không phải là hiếm gặp. Trên phương tiện truyền thông xã hội và trong các cuộc phỏng vấn với hãng tin CNN, một số người da màu bao gồm nhà hoạt động, học giả và người Mỹ đều bày tỏ lo ngại rằng khẩu trang tự chế có thể khiến cho vấn đề kì thị sắc tộc trầm trọng hơn và đẩy cộng đồng người da đen và người gốc Mỹ Latin vào tình huống nguy hiểm.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CNN, Logan thừa nhận rằng trong bối cảnh đại dịch, việc yêu cầu mọi người bảo vệ mũi miệng bằng mọi cách là hợp lý. Nhưng nếu bạn là người da màu thì việc không đeo khẩu trang tự chế cũng không phải phi lý hoàn toàn.
"Nhiều người cho rằng, nam giới mũ trùm đầu, che mặt là hình ảnh thường thấy trên các bản vẽ phác thảo về nghi phạm người da màu tại Mỹ", ông nói thêm.
Định kiến với người da màu
Cyntoria Johnson, một giáo sư tại Khoa Tư pháp hình sự và Tội phạm học của trường Đại học bang Georgia State cho biết khăn quàng cổ, đặc biệt là một số màu sắc nhất định, thường được liên tưởng tới các băng đảng và bạo lực.Theo Sở Cảnh sát Los Angeles (LAPD), các băng đảng đường phố Bloods và Crips ở bang California đã sử dụng khăn quàng cổ nhiều màu như là 1 hình thức phân biệt thành viên của các băng nhóm với nhau. LAPD cũng mô tả "đồng phục của các băng đảng gốc Mỹ La tinh" bao gồm "một miếng vải quấn quanh trán".
"Người da màu hàng ngày phải đưa ra quyết định thận trọng về diện mạo của mình vì đó là cách mọi người, đặc biệt là cảnh sát Mỹ, nhận định về người da màu" ông Johnson nói.
Việc các cơ quan thực thi pháp luật tại Mỹ có cái nhìn định kiến dựa trên chủng tộc đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu trong đó có Dự án Chính sách mở Stanford. Dự án này đã nghiên cứu 100 triệu vụ cảnh sát dừng ô tô và người đi bộ trong suốt từ năm 2011 đến 2017 và thấy rằng tỉ lệ cảnh sát thường yêu cầu dừng xe đối với tài xe da đen nhiều hơn so với người da trắng. Trong những năm gần đây, nhiều vụ cảnh sát bắn tử vong nam giới da đen đầy tai tiếng cũng làm dấy lên lo ngại về việc thực thi pháp luật trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Theo Robynn Cox, giáo sư tại Đại học Nam California cho biết. "Điều gì đúng cho toàn xã hội Mỹ chưa chắc đã hiệu quả với các nhóm chủng tộc khác nhau. Cộng đồng người da màu tại Mỹ rõ ràng luôn phải suy nghĩ kĩ về việc đeo khẩu trang như thế nào để không bị hiểu lầm."
Cả CDC và văn phòng của Thống đốc Georgia Brian Kemp đều không trả lời yêu cầu bình luận. Các khu vực đô thị lớn cũng là nơi dịch bùng phát mạnh mẽ như thành phố New York và miền đông Nam Bộ, khu vực có phần lớn người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Latin sinh sống cũng là khu vực nhiều người lo lắng về vấn đề kì thị do đeo khẩu trang tự chế.
Theo ReNika Moore, giám đốc chương trình Tư pháp chủng tộc của ACLU, cho biết các hướng dẫn của CDC cũng không nắm bắt được thực tế là người lao động da màu và gốc Latinh ít có cơ hội có được một công việc có thể làm việc tại nhà.
"Đối với nhiều người da đen, quyết định có đeo khăn bịt mặt ở nơi công cộng để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh là một hành động có thể mang đến hậu quả nguy hiểm đến tính mạng", Moore nói.
"Không đeo khẩu trang đi ngược lại khuyến nghị của CDC và làm tăng nguy cơ mắc Covid-19. Tuy nhiên, nếu đeo khăn có thể khiến cho người da màu có nguy cơ bị bắn vì lý do phân biệt chủng tộc, ông lý giải.