Vì sao không thủy cung nào trên thế giới dám nuôi cá mập trắng?

Cẩm Mai |

Chắc bạn từng không ít lần vào thủy cung, thấy nhiều loài sinh vật biển, lớn nhỏ khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không thấy cá mập trắng.

Hỏi: Vì sao không thấy cá mập trắng trong thủy cung?

Đáp: Không ít lần các thủy cung hoặc vườn thú trên thế giới thử nuôi cá mập trắng trong bể kính dù ỗi lần trưng bày cá mập trắng đều đạt kỷ lục về lượt người vào xem.

Vì sao không thủy cung nào trên thế giới dám nuôi cá mập trắng? - Ảnh 1.

Cá mập trắng to lớn.

Lý do là bởi cá mập trắng là loài không thể sống trong môi trường nuôi nhốt chật hẹp, chỉ sau vài ngày hoặc 1 -2 tuần là chúng chết. Nhiều viện nghiên cứu đã hết sức nỗ lực để nuôi được cá mập trắng lâu hơn, song không cải thiện được tình hình. Trước năm 2004, lần nuôi cá mập trắng lâu nhất là được 16 ngày.

Các nhà nghiên cứu thuộc Thủy cung Steinhart ở Mỹ đưa ra lời giải thích rằng: "Hầu hết các con cá mập trắng được nuôi trong bể kính đều đang trong quá trình chết dần. Có con chết sớm, có con chết muộn". "Con cá mập trắng nào được đưa vào bể kính cũng đều trong tình trạng bị thương và không thể bình phục sức khỏe"

"Những vết thương này do quá trình chuyên chở hoặc săn cá mập, đưa từ dưới biển lên bờ. Việc săn và ghìm giữ cá mập trắng thật sự là "nhiệm vụ bất khả thi", không thể tránh khỏi gây ra vết thương".

Trong năm 2004, Thủy cung vịnh Monterey (Mỹ) đã chứng minh có thể nuôi nhốt được cá mập trắng trong 6 tháng bằng bể chứa 3.785.411 lít nước, sâu 10m và được thiết kế đặc biệt cho sinh vật biển ưa không gian rộng.

Mặc dù bể nuôi lớn, nhưng Thủy cung vịnh Monterey chỉ nuôi một con cá mập trắng nhỏ dài hơn 1,2m để nó được bơi thoải mái, trong khi con đồng loại trưởng thành thường dài 4,5m.

Hơn nữa, cá mập trắng nhỏ vẫn ăn cá, không ăn động vật có vú, nên nuôi nó dễ hơn.

Lần đầu tiên, nuôi giữ được cá mập trắng trong 6 tháng. Sau đó, Thủy cung vịnh Monterey trả nó về với đại dương vì nó bị vài vết thương do va chạm với sinh vật khác trong bể.

Đây là lần con người nuôi được cá mập trắng lâu nhất cho đến nay. Có lẽ chuyện này sẽ không lặp lại nữa. Mặc dù đã nuôi được thành công và đảm bảo điều kiện sống đầy đủ nhưng những ngày tháng cá mập trắng sống trong bể là quãng thời gian khổ sở với nó,

Cá mập trắng là loài sinh vật biển ưa bơi lội trong khu vực rộng lớn, không thể sống trong không gian có hạn như các loài khác. Chúng phải được bơi xa vào bất cứ lúc nào chúng muốn.

Khi phải xa rời đại dương bao la, sống trong bể kính dù rộng lớn nhưng cá mập trắng vẫn liên tục bị va mũi vào kính, làm nó bị thương và yếu dần.

Một số loài cá mập khác có thể nuôi, thậm chí cho sinh sản trong thủy cung, như: cá mập mèo (còn gọi là cá mập tre vằn, tên khoa học là Chiloscyllium punctatum), cá mập đá (còn gọi là cá nhám bục bịch, tên khoa học: Orectolobus maculatus) và cá mập beo (còn gọi là cá nhám beo, tên khoa học là Stegostoma fasciatum).

Cá mập voi là loài cá mập đầu tiên trên thế giới mà con người đạt được thành công trong việc nuôi dưỡng lâu dài trong thủy cung.

Vì sao không thủy cung nào trên thế giới dám nuôi cá mập trắng? - Ảnh 2.

Cá mập voi trong thủy cung.

Cá kình (hay còn gọi là cá voi sát thủ) cũng giống như cá mập trắng, không thể nuôi nhốt trong thủy cung.

Nuôi nhốt cá voi sát thủ trong thủy cung trở thành mối nguy hiểm cho con người. Trong vài năm qua, đã có hàng loạt các câu chuyện về cá kình nuôi nhốt bị những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Một số con cá kình đã tấn công và thậm chí là giết chết người nuôi dưỡng chúng.

Như vụ con cá kình tên là Tilikum sống tại Công viên nước SeaWorld Orlando, bang Florida, Mỹ. Tilikum gây ra 3 trường hợp chết người.

Công viên nước SeaWorld thông báo rằng sức khỏe của cá Tilikum đang sa sút do nhiễm khuẩn ở phổi.

Vì sao không thủy cung nào trên thế giới dám nuôi cá mập trắng? - Ảnh 3.

Cá voi sát thủ trong thủy cung Sea World.

Các nhà khoa học vẫn trăn trở tìm ra giải pháp để nuôi được cá mập trắng lâu dài và chúng được sống thoải mái hơn trong thủy cung cho mọi người được tận mắt chiêm ngưỡng như các loài cá mập khác.

Nguồn: Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại