Vì sao gặp tại nạn trực thăng sẽ ít có cơ hội sống sót hơn tai nạn máy bay?

Huỳnh Duy |

Các chuyên gia hàng không cho rằng, giữa một chiếc máy bay cánh bằng và một chiếc trực thăng cùng gặp một tình huống trục trặc kỹ thuật thì cơ hội sống sót trên máy bay cánh bằng cao hơn.

Các chuyên gia hàng không cho rằng, giữa một chiếc máy bay cánh bằng và một chiếc trực thăng cùng gặp một tình huống trục trặc kỹ thuật thì cơ hội sống sót trên máy bay cánh bằng cao hơn.

Josh Verde, một chuyên gia hàng không với hơn 25 năm kinh nghiệm lái máy bay, nói với Newsweek rằng giữa máy bay trực thăng và máy bay cánh bằng "yếu tố vật lý là như nhau".

Ông cho biết máy bay trực thăng hoạt động giống như máy bay cánh bằng, chỉ khác cánh của chúng là cánh quạt. Dẫu vậy, mặt cắt ngang của cánh quạt có hình dạng tương tự như cánh máy bay.

Vì sao gặp tại nạn trực thăng sẽ ít có cơ hội sống sót hơn tai nạn máy bay? - Ảnh 1.

Ngày 5/4, máy bay trực thăng Bell-505 số hiệu VN-8650 do Công ty Bay dịch vụ miền Bắc (VHN) điều hành và quản lý bị mất liên lạc tại khu vực biển giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh

"Sự khác biệt chính giữa máy bay trực thăng và máy bay cánh bằng là trực thăng có nhiều chuyển động phức tạp hơn", ông Verde nhận định.

Theo chuyên gia hàng không với hơn 25 năm kinh nghiệm, mô-men xoắn của cánh quạt mạnh nhất khi chúng quay với tốc độ rất cao và điều đó tạo ra xu hướng thân máy bay trực thăng quay theo hướng ngược lại.

Để trực thăng giữ hướng, một cánh quạt nhỏ hơn ở phần đuôi kết nối với động cơ sẽ tạo lực đẩy theo chiều ngang để cân bằng tác động xoay vòng này.

"Cánh quạt ở đuôi thực sự rất quan trọng và nếu nó ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do gì, trực thăng có thể mất kiểm soát và rơi xuống. Việc giữ cho cánh quạt ở đuôi tiếp tục hoạt động là rất quan trọng", ông Verde nói.

Chuyên gia hàng không cho hay, máy bay trực thăng có nguy cơ gặp rủi ro cao hơn so với máy bay cánh cố định vì 3 lý do chính.

Vì sao gặp tại nạn trực thăng sẽ ít có cơ hội sống sót hơn tai nạn máy bay? - Ảnh 3.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 5 trên tổng số 5 nạn nhân trong vụ tai nạn được tìm thấy

Thứ nhất, máy bay trực thăng có động lực vật lý phức tạp, nghĩa là có thể xảy ra nhiều trục trặc hơn như hư hỏng hóc thiết bị.

Thứ hai, máy bay trực thăng phức tạp hơn và yêu cầu phi công phải có nhiều kỹ năng hơn.

Thứ ba, máy bay trực thăng hoạt động ở độ cao thấp hơn, nghĩa là có nhiều mối nguy hiểm và chướng ngại vật hơn.

"Máy bay trực thăng có nhiều vấn đề phức tạp về máy móc và hạ cánh an toàn so với máy bay cánh bằng. Điều này sẽ gây nguy hiểm hơn khi gặp tai nạn", ông Verde đánh giá.

Chiều 5/4 máy bay trực thăng Bell-505 mang số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) gặp nạn khi thực hiện chuyến bay dịch vụ du lịch ngắm cảnh ở vịnh Hạ Long.

Chiếc máy bay do Đại tá Chu Quang Minh là phi công lái chính, chở 4 khách du lịch là người Đà Nẵng. Máy bay cất cánh lúc 16h56, mất liên lạc với trung tâm chỉ huy lúc 17h15 tại khu vực biển giáp ranh vịnh Lan Hạ (Hải Phòng) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Ngay sau đó, lực lượng chức năng Hải Phòng, Quảng Ninh cùng Bộ Quốc phòng và các lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn huy động hàng trăm người và phương tiện tìm kiếm các nạn nhân và máy bay. Đến sáng 7/4, thi thể nạn nhân cuối cùng đã được tìm thấy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại