Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh?

THĂNG KIỀU, |

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra việc bạch tuộc không hề có những điểm giống các loài động vật khác trên Trái đất đã làm dấy lên nghi ngờ "liệu có phải loài vật này thực sự đến từ ngoài hành tinh?".

Từ xưa đến nay, cả trong và ngoài nước vẫn luôn tồn tại những bí ẩn khó giải đáp về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, loài người luôn có những suy đoán, tưởng tượng và khám phá về người ngoài hành tinh cũng như nền văn minh ngoài hành tinh. Thậm chí ở trái đất cũng xuất hiện một vài loài vật mà khoa học khó có thể giải thích, ví dụ như UFO được xác định là vật thể bay ngoài hành tinh.

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 1.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, chúng ta thậm chí có thể bay vào vũ trụ nhưng vẫn không thể tìm ra manh mối nào về người ngoài hành tinh. Nhưng điều này vẫn không khiến con người ngừng việc khám phá về chúng.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 2018, trong tạp chí "Lý sinh và Sinh học phân tử" đã đăng một bài đăng với tựa đề "Nguyên nhân của vụ nổ kỷ Cambri" do 33 nhà khoa học viết. Trong bài báo có một thông tin gây chấn động: Bạch tuộc có thể là sinh vật ngoài hành tinh và đã đến trái đất cùng một ngôi sao chổi cách nay khoảng 570 triệu năm.

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 2.

Đây không phải là lần đầu tiên có người đưa ra quan điểm như vậy. Nhưng có đến hơn 30 nhà khoa học lên tiếng, điều này khiến nhiều người phải hoài nghi: "Chúng ta thậm chí có thể ăn được bạch tuộc. Những sinh vật ngoài hành tinh yếu ớt như vậy sao?".

Vấn đề đầu tiên là, tại sao những con bạch tuộc bị nghi ngờ vốn không có trên trái đất? Nó khác với các sinh vật trái đất khác như thế nào?

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 3.

Sau khi các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và khảo sát, phát hiện bạch tuộc có đến "9 bộ não". Cấu trúc thần kinh độc đáo này khiến nó trở nên mạnh mẽ hơn. Giống như con người, bạch tuộc có bộ não là trung tâm thần kinh, nhưng bộ não này chỉ lưu trữ 10% số tế bào thần kinh trên toàn cơ thể.

Nói cách khác, bộ não của nó không thông minh cho lắm. Vậy 90% còn lại nằm ở đâu? Hóa ra, 30% tế bào thần kinh nằm trong thùy thần kinh thị giác, và 60% còn lại nằm trong 8 xúc tu, tương đương với bàn tay và bàn chân của con người.

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 4.

Điều này rất đáng sợ, 8 xúc tu của bạch tuộc đều có trí tuệ. Những xúc tu này không được điều khiển bởi não bộ mà có cơ quan thần kinh điều khiển của riêng nó. Đó là lý do tại sao những xúc tu của bạch tuộc linh hoạt không kém con người, thậm chí ở một vài khía cạnh khác còn ưu việt hơn.

Một điều khó hiểu nữa là bạch tuộc có tới 3 quả tim được phân bố tại các bộ phận khác nhau trên cơ thể, cũng có chức năng khác nhau. Bạch tuộc có rất nhiều chân và thêm vô số xúc tu càng khiến người ta ấn tượng.

Sự phân bố các tế bào thần kinh của bạch tuộc cũng khiến trí nhớ của tám râu rất đáng kinh ngạc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạch tuộc có khả năng suy nghĩ nhất định và thường lợi dụng địa hình hoặc xác của các sinh vật khác để ngụy trang.

Tất nhiên, những điều này vẫn chưa đủ khiến người ta nghi ngờ bạch tuộc là sinh vật ngoài hành tinh. Các nhà khoa học đã kiểm tra gen của bạch tuộc và phát hiện ra rằng bạch tuộc có 33.638 mã protein, nhiều hơn rất nhiều so với con số 21.000 của con người. Điều này khiến người ta không thể không nghi ngờ.

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 5.

Tuy nhiên, bạch tuộc không thể gây ra mối đe dọa cho con người. Bạch tuộc không chỉ vì nó là động vật thân mềm không xương sống, có thể chế biến thành món ăn mà còn vì "RNA nghịch ngợm" của nó.

Không giống như con người, RNA của bạch tuộc không phiên mã tất cả DNA (phiên mã là quá trình tổng hợp RNA từ khuôn mẫu DNA). Nói cách khác, RNA của bạch tuộc sẽ xáo trộn 60% , dẫn đến kết quả cuối cùng không giống như ý muốn của não bạch tuộc.

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 6.

Kết quả là, bạch tuộc có thể rất linh hoạt, nhưng tiến hóa tương đối chậm. Nên trong nhiều năm qua, bạch tuộc vẫn duy trì ở dạng như cũ. Nhưng sự tiến hóa chậm nói chung đại diện cho các điều kiện di truyền đơn giản, tương đối mâu thuẫn, vì vậy các nhà khoa học không thể lý giải hiện tượng này, hoài nghi bạch tuộc là sinh vật ngoài hành tinh.

Điều thú vị là trong các bộ phim khoa học viễn tưởng thực hiện trong những năm gần đây, người ta thường lấy hình tượng sinh vật ngoài hành tinh giống với bạch tuộc. Ví dụ, trong bộ phim tài liệu khoa học viễn tưởng "Chiến tranh thế giới" năm 1898, người sao Hỏa được mô tả là những sinh vật tương tự như bạch tuộc. Vào năm 2016, trong "Cuộc đổ bộ bí ẩn“ cũng có những sinh vật ngoài hành tinh 8 xúc tu như bạch tuộc.

Vì sao bạch tuộc bị nghi ngờ là sinh vật ngoài hành tinh? - Ảnh 7.

Tất nhiên, cho đến thời điểm hiện tại đây vẫn chỉ là suy đoán và chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy bạch tuộc là sinh vật ngoài hành tinh. Điều này có thể được công nhận hay không vẫn phải tiếp tục chờ kết quả nghiên cứu và quan sát từ các nhà khoa học.

Theo Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại