Vi khuẩn Vibrio đang tấn công nước Mỹ theo bụi sa mạc Sahara

Cẩm Mai |

Với khả năng phá hủy tế bào mô, vi khuẩn Vibrio đang theo luồng bụi khổng lồ từ Sahara "tấn công" nước Mỹ.

Một nghiên cứu mới đây của nhóm nhà khoa học thuộc trường ĐH Georgia (Mỹ) cho thấy, vi khuẩn Vibrio sinh sôi ở đại dương là nguồn gây bệnh nghiêm trọng cho người và sinh vật biển.

Vi khuẩn Vibrio thường khuếch tán lan nhanh theo luồng bụi nhiều sắt từ sa mạc Sahara. Luồng bụi này lan rộng, mang theo vi khuẩn Vibrio bay đến mặt nước biển.

Giáo sư khoa học y tế môi trường Erin Lipp thuộc Cao đẳng Y tế Cộng đồng trong trường ĐH Georgia (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết ông và đồng nghiệp đang tiến hành nghiên cứu loại vi khuẩn này có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong bụi như thế nào.

Những ca nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio đang tăng nhanh ở Mỹ, cao hơn bệnh do các loại vi khuẩn khác.

Phần lớn các ca nhiễm bệnh do vi khuẩn Vibrio sinh sôi trong nước ven biển lan nhanh khi nhiệt độ mặt nước biển tăng lên.

Tình trạng sa mạc hóa ở Sahara đang tăng lên làm bụi mang theo Vibrio lan đi nhiều hơn.

Vi khuẩn Vibrio đang tấn công nước Mỹ theo bụi sa mạc Sahara - Ảnh 1.

Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy luồng bụi.


Các nhà nghiên cứu đã biết về sự liên quan giữa bụi sa mạc Sahara và sự sinh sôi nhanh của vi khuẩn Vibriolà rất đáng lo ngại. Họ có thể theo dõi tình hình bụi bằng vệ tinh, cho phép dự đoán thời điểm vi khuẩn Vibrio lây nhiễm đến con người và sinh vật biển.

Vi khuẩn Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria.

Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio là hình que thẳng hoặc hơi uốn cong. Loại này phát triển trong môi trường nước biển cơ bản và không phát triển trong môi trường không muối (NaCl), không sinh H2S.

Một số loài vi khuẩnVibrio có khả năng phát sáng như Vibrio harveyi, Vibrio orientalis, Vibrio fischeri và Vibrio vulnificus…

Trong đó, Vibrio Harveyiđã được xác định là tác nhân gây bệnh phát sáng ở trai ngọc Pinctada Maxima, tôm sú Penaeus Monodon và tôm he Penaeus Nhật Bản.

Vi khuẩn Vibriophát sáng có thể phát thành dịch và gây chết đến 100% ấu trùng tôm, tôm giống và kể cả tôm trưởng thành. Tôm nuôi ở Việt Nam cũng thường mắc căn bệnh này.

Vi khuẩn Vibrio Vulnificus được xem là vi khuẩn ăn thịt người, thường phát triển mạnh ven bờ biển Mỹ vào mùa hè.

Vi khuẩn Vibrio đang tấn công nước Mỹ theo bụi sa mạc Sahara - Ảnh 2.

Vi khuẩn Vibrio Vulnificus.

Theo các chuyên gia dịch tễ học, loại vi khuẩn này mang độc tố có khả năng phá hủy tế bào mô. Chúng xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương hở hoặc do bệnh nhân uống nước biển chứa vi khuẩn.

Người nhiễm vi khuẩn này thường có triệu chứng nôn, sốt, tiêu chảy và hạ huyết áp... có thể dẫn đến tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời.

Nguồn: Disclose

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại