Vết đen Mặt trời đang “đốt” Trái đất bằng một làn sóng bức xạ

Hà Trang |

Một vết đen trên bề mặt của Mặt trời được cho là "đi vào giấc ngủ" từ nhiều năm về trước nay đã thức giấc. Các nhà thiên văn học cảnh báo rằng nó đang phát ra những hạt bức xạ độc hại về phía Trái đất, thậm chí một số nơi trên thế giới bị ảnh hưởng tạm thời đã mất tín hiệu vô tuyến.

Các vệ tinh của NASA đã phát hiện ra một vết đen trên Mặt trời đang kéo bức xạ cực tím nguy hiểm vào Hệ Mặt trời của chúng ta. Một vài làn sóng bức xạ đã lướt qua Trái đất, khiến một số nơi trên địa cầu chỉ có tần số vô tuyến dưới 20MHz. Tia sáng Mặt trời có thể gây bất lợi cho sóng vô tuyến vì khi chúng va vào bầu khí quyển, quá trình ion hóa xảy ra làm tiêu hao năng lượng cho loại sóng này.

Vết đen Mặt trời đang đề cập tới có tên là AR2824 được tìm thấy vào tuần trước. Tuy nhiên, nó trông có vẻ rất yên lặng vài ngày trước khi thức dậy và thổi các tia sáng Mặt trời vào Vũ trụ. Tiến sĩ Tony Philips đã chia sẻ thông tin trên web thiên văn học Space Weather của mình: "Sau gần một tuần yên lặng, vết đen Mặt trời AR2824 bùng phát trở lại.

Theo thông tin một đợt gió cấp C4.8 đã tới Trái đất vào cuối ngày 21 tháng 5 (1928 UT) và theo sau nó là một đợt gió C6.1 mạnh hơn tới vào ngày 22 tháng 5 (0256 UT). AR2824 hiện đang di chuyển xung quanh Trái đất bằng các xung bức xạ cực tím. 

Các làn sóng ion hóa tràn qua bầu khí quyển bên trên của Trái đất gây ra sự cố mất điện vô tuyến sóng ngắn ở Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Các nhà khai thác vô tuyến, phi công và thủy quân lục chiến có thể nhận thấy rõ sóng lan truyền bất thường ở tần số dưới ~ 20 MHz."

Vết đen Mặt trời đang “đốt” Trái đất bằng một làn sóng bức xạ - Ảnh 1.

Một minh họa về ngọn lửa Mặt trời

Vết đen Mặt trời là những mảng tối trên Mặt trời thường có nhiệt độ thấp hơn phần còn lại của ngôi sao. Khi các chuyên gia nói rằng chúng 'mát hơn', chúng ta cần hiểu rằng nhiệt độ trung bình của vết đen Mặt trời vẫn vượt quá 3.500 độ C - mặc dù đây là mức giảm so với bề mặt Mặt trời, trung bình là 5.500 độ C.

Chúng thường mát hơn vì vết đen là vùng có từ trường mạnh. Từ tính rất mạnh nên nó giữ cho một phần nhiệt không thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi từ trường hình thành, nó làm tăng áp suất bên trong và có thể bùng phát như một ngọn lửa Mặt trời.

Theo các báo cáo trước đây, vết đen Mặt trời và các đốm sáng khác tương đối vô hại. Ngoài việc hạ tần số vô tuyến thấp hơn, vết đen Mặt trời hiện tại này được cho là sẽ không gây ra nhiều thiệt hại cho Trái đất. Tiến sĩ Philips cho biết thêm: "Cho đến nay vẫn không có một cơn bão địa từ nào diễn ra. Tuy nhiên, các bạn hãy theo dõi liên tục để cập nhật thông tin."

(Express.co.uk)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại