Venice đang 'chết dần': Chật chội vì khách du lịch khi dân số sụt giảm nghiêm trọng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, người dân nghi ngờ dự án xây đập ngăn lũ trì trệ là do tham nhũng

Hương Giang |

Ngay cả một chuyến tham quan trong thời gian ngắn nhất cũng cho thấy rằng Venice không còn là một thành phố đáng sống, bởi khách du lịch còn đông hơn người bản địa, tình trạng biến đổi khí hậu và thậm chí là bất ổn chính trị đang đe dọa thành phố.

Dù là một "phượt thủ" nhà nghề đang chán nản với những chuyến du lịch cũng cảm thấy choáng ngợp vì vẻ đẹp của thành phố cổ Venice. Thế nhưng, gần đây ngay cả một chuyến tham quan trong thời gian ngắn nhất cũng sẽ cho thấy rằng Venice không còn là một thành phố đáng sống, với số lượng khách du lịch còn nhiều hơn so với người bản địa.

Nơi đây rất đông khách du lịch, dẫn đến cảnh chen chúc khó chịu. đặc biệt là ở khu vực đầm phá, trên cầu và những lối đi. Những con số càng chứng minh rõ cho điều đó.

Từng là một thành phố thuộc Địa Trung Hải, Venice ngày nay dường như "bất lực" trong việc bắt kịp xu hướng của tình trạng khách du lịch ngày một đông và số lượng người dân giảm sút. Khi một chiếc du thuyền cập bến Venice hồi đầu tháng này khiến 4 người bị thương, các hiệp hội dân sự đã nhanh chóng gióng lên hồi chuông cảnh báo về điều đã được nói trong nhiều năm: khu vực đầm phá quá nhỏ và quá đông đúc, không thể hàng ngày đón tiếp những du thuyền khổng lồ trong mùa cao điểm.

Tuy nhiên, Venice không thể ngừng làm việc này. Venice đang bị cuốn hút bởi số tiền mặt mà khách du lịch mang đến. Các ngành công nghiệp truyền thống như hoá chất và thép đang dần biến mất. Bộ Phát triển Ý thậm chí còn tuyên bố khu vực này xảy ra tình trạng khủng hoảng công nghiệp. Với rất ít ngành ngoài du lịch tồn tại, thành phố này không có nhiều sự lựa chọn.

Venice đang chết dần: Chật chội vì khách du lịch khi dân số sụt giảm nghiêm trọng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, người dân nghi ngờ dự án xây đập ngăn lũ trì trệ là do tham nhũng - Ảnh 1.

Du khách chụp ảnh trên cầu Rialto.

Vụ tai nạn kể trên là "hậu quả trực tiếp của việc lựa chọn tiền là ưu tiên hàng đầu trong nhiều năm", Claudio Vernier - người đứng đầu hiệp hội kinh doanh Quảng trường San Marco và quản lý một tiệm kem tại đây, cho hay. Ông nói thêm: "Thành phố này đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải du lịch. Các dịch vụ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch nhanh, giá rẻ."

Năm 2017, Venice đã đón gần 5 triệu khách du lịch, trong khi năm 2002 là 2,7 triệu, theo số liệu của các khách sạn trong thành phố, chưa tính đến hàng ngàn lượt đặt phòng qua Airbnb và các dịch vụ tương tự. Trong khi đó, dân số của thành phố này đã giảm xuống dưới mức 60.000.

Venice đang chết dần: Chật chội vì khách du lịch khi dân số sụt giảm nghiêm trọng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, người dân nghi ngờ dự án xây đập ngăn lũ trì trệ là do tham nhũng - Ảnh 2.

Khu vực kênh đào cho thấy rõ ràng rằng thành phố này cần phải thực hiện điều gì đó để kiểm soát những con số. Trung tâm lịch sử của Venice là khu vực cấm xe hơi nên mọi người đứng ở một khu vực để chờ "vaporetto" - một chiếc xe buýt hạng nhẹ. Việc chờ đợi có thể lên tới 20 phút dù giá vé là 6 euro.

Khách du lịch chen chúc nhau đứng xếp hàng vì quá đông đúc, người dân Venice thì chia sẻ họ cảm thấy chán nản khi phải đợi đến 30 phút để mua một ly rượu prosecco tại "bacari" (những quán bar phục vụ rượu và đồ ăn vặt của Ý). Và hiện tại, họ còn phải trả đúng số tiền như khách du lịch phải trả. Nhiều chủ nhà hàng đã phải bỏ hệ thống tính giá riêng cho người bản địa và khách du lịch - khách du lịch phải trả phí dịch vụ và đồ ăn cao hơn. Điều này có nghĩa là người dân tại đây phải chi số tiền tương đương với các du khách.

Nicola Ussi, một người bán đồ lưu niệm trên phố, cho hay: "Venice đã trở thành một thành phố không thể sống. Mọi thứ quá đắt đỏ và đều được thiết kế để thúc đẩy du lịch." Bởi vậy, Ussi ủng hộ ý tưởng về một hệ thống đặt chỗ giới hạn lượng khách đến mỗi ngày.

Venice đang chết dần: Chật chội vì khách du lịch khi dân số sụt giảm nghiêm trọng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, người dân nghi ngờ dự án xây đập ngăn lũ trì trệ là do tham nhũng - Ảnh 3.

Ca’ Da Mosto, cung điện kiểu Venetian-Byzantine lâu đời nhất trên kênh đào Great Canal của Venice, đã bị bỏ hoang suốt 30 năm qua. Toà nhà này đang được trùng tu và sẽ trở thành một khách sạn.

Ussi còn là một thành viên của ASC (assemblea sociale per la casa), một hiệp hội của người dân địa phương đang tìm cách trả lại những ngôi nhà trống hoặc bỏ hoang cho người dân và các gia đình. Dù việc này là bất hợp pháp bởi những ngôi nhà này thuộc sở hữu của một tổ chức công, nhưng lại giúp một số khu vực bị bỏ hoang trong thành phố được tiếp tục sử dụng. Một trong số những khu đất này nằm rất gần với khu vực trung tâm trên hòn đảo Giudecca.

Alessandro Dus, 34 tuổi, một thành viên khác của ASC, phải chi 10 USD mỗi tháng để thuê căn hộ 1 phòng ngủ ngay phía bên kia của Quảng trường San Marco. Mỗi ngày anh đều phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi khỏi nơi này. Trên tủ lạnh nhà Dus có dán một mẩu giấy nhớ với nội dung buổi ghé thăm tiếp theo của cảnh sát là vào tháng 9.

Venice đang chết dần: Chật chội vì khách du lịch khi dân số sụt giảm nghiêm trọng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, người dân nghi ngờ dự án xây đập ngăn lũ trì trệ là do tham nhũng - Ảnh 4.

Alessandro Dus.

Nếu tình trạng giá cả leo thang cùng việc khách du lịch "ùn ùn" kéo đến vẫn chưa đủ thuyết phục rằng Venice đang chết dần, thì biến đổi khí hậu cũng khiến người dân muốn chuyển đi nơi khác. Năm 2018, họ chứng kiến 121 ngày thuỷ triều dâng cao, nước biển dâng cao 80 cm so với mực nước biển. Lũ lụt xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho những căn nhà, nhà hàng, cửa hiệu nằm ở vùng thấp. Hiện tượng trước đây thường xảy ra vào mùa nay đã thường xuyên hơn, gần đây nhất là ngày 19/6 năm nay.

Nếu bạn trò chuyện với người dân địa phương sống xa vùng trung tâm, dọc những kênh đào chính thì hãy bàn luận với họ về lũ lụt và từ cửa miệng của người dân Venice là "MOSE". Đây một hệ thống cổng di động đang được xây dựng ngay bên ngoài đầm phá của Venice nhằm bảo vệ thành phố này khỏi những tác động của biển Adriatic.

Venice đang chết dần: Chật chội vì khách du lịch khi dân số sụt giảm nghiêm trọng, lũ lụt xảy ra thường xuyên, người dân nghi ngờ dự án xây đập ngăn lũ trì trệ là do tham nhũng - Ảnh 5.

Ussi cho hay: "MOSE là một dự án vô dụng. Điều này lẽ ra phải trở nên rõ ràng từ 15 đến 20 năm trước, khi những cuộc tranh luận nổ ra, nhưng giờ thì nó lại trở thành một quan điểm đồng thuận."

Dự án này, đã vượt quá ngân sách 5,5 tỷ USD và còn cao hơn nữa, cũng đang chậm tiến độ. MOSE vẫn chưa sẵn sàng để đi vào hoạt động ít nhất là cho tới năm 2022. Những cuộc kiểm tra cho thấy rằng các cửa ngập nước kể từ khi công trình được bắt đầu xây dựng giờ đã bị ăn mòn. Một trong số những cánh cửa đó không nổi lên, số khác lại không kéo lùi được do một lượng lớn trầm tích tụ.

Người dân địa phương thì chỉ ra rằng tham nhũng là một phần nguyên nhân của việc hệ thống này chậm trễ trong quá trình thi công, chi phí lên quá cao và sự cố kỹ thuật. Đây là một quan điểm nhiều người dân Venice đã nêu ra, khẳng định sự nghi ngờ và phẫn nộ của họ.

Alessandro Dus, nhà hoạt động xã hội 34 tuổi, cho hay: "Chính trị và tiền đang giết chết Venice. Một chiếc du thuyền lớn phải chi tới 30.000 euro mỗi ngày để cập cảng, thật khó để từ chối. Venice chính là con ngỗng đẻ trứng vàng."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại