Vệ tinh Trung Quốc bị hỏng bí ẩn trên bầu trời, nguyên nhân hóa ra từ tên lửa của Nga

Nguyễn Hải |

Vụ việc này cho thấy nguy cơ va chạm ngoài quỹ đạo Trái Đất có thể lớn hơn trong tương lai khi ngày càng nhiều vệ tinh được đưa lên bầu trời.

Trong tháng Ba vừa qua, một vệ tinh quân sự Trung Quốc đột nhiên bị hỏng một cách bí ẩn và tạo ra hàng chục mảnh vỡ trên bầu trời. Nhưng giờ đây, một nhà thiên văn Harvard đã phát hiện ra điều gì xảy ra vào lúc đó. Nhiều khả năng một phần trong quả tên lửa của Nga đã đâm vào nó.

"Đây có lẽ là vụ va chạm lớn đầu tiên trên quỹ đạo được ghi nhận trong một thập kỷ nay." Jonathan McDowell, người phát hiện ra vụ va chạm này từ dữ liệu của Lực lượng không gian Mỹ, cho biết.

Vệ tinh Trung Quốc bị hỏng bí ẩn trên bầu trời, nguyên nhân hóa ra từ tên lửa của Nga - Ảnh 1.

Vào giữa tháng Ba năm nay, các cảm biến của Lực lượng Không gian Mỹ đã phát hiện ra các mảnh vụ văng ra từ vệ tinh của Trung Quốc có tên gọi Yunhai 1-02 khi nó bị hỏng. Được phóng lên từ năm 2019, vệ tinh này còn tương đối mới và khó có khả năng tự bị hỏng và bắn nhiều mảnh vỡ ra ngoài không gian như vậy. Bên cạnh đó cũng không có thông báo chính thức nào về nguyên nhân của vụ việc này.

Nhưng Lực lượng Không gian Mỹ vẫn âm thầm cập nhật danh mục các mảnh vụn vũ trụ và rồi một manh mối mới đã xuất hiện vào thứ Bảy tuần trước. Một vật thể với mã số 48078, một mảnh từ tên lửa Zenit-2 của Nga được phóng lên vào năm 1996 được lưu lại với ghi chú: "va chạm với vệ tinh."

McDowell phát hiện ra vật thể này và tra cứu lại dữ liệu quỹ đạo về nó. Ông nhận ra rằng mảnh vỡ của tên lửa Nga và vệ tinh Yunhai của Trung Quốc đã bay qua nhau với khoảng cách chỉ khoảng 1 km vào đúng thời gian vệ tinh Yunhai bị vỡ.

Khoảng cách này cũng nằm trong mức sai số cho phép, nghĩa là trong thực tế, có thể chúng đã va vào nhau trên không trung. Khi quay xung quanh Trái Đất với tốc độ nhanh hơn cả một viên đạn, bất kỳ sự va chạm vào cũng dẫn đến một vụ nổ với các mảnh vỡ văng ra khắp nơi. Theo McDowell, vụ va chạm đã tạo ra khoảng 37 mảnh vỡ được ghi nhận và có thể còn nhiều mảnh khác chưa biết đến.

Tuy vậy, theo ông McDowell, dường như vụ va chạm này không quá "nghiêm trọng", do vệ tinh Yunhai vẫn tiếp tục thực hiện nhiều lần điều chỉnh quỹ đạo từ tháng Ba cho đến nay, cho thấy Trung Quốc vẫn đang điều khiển được vệ tinh này.

Vệ tinh Trung Quốc bị hỏng bí ẩn trên bầu trời, nguyên nhân hóa ra từ tên lửa của Nga - Ảnh 2.

Sự nguy hiểm của các mảnh rác vũ trụ

Vụ việc này lại cho thấy một mối nguy cơ lớn đối với ngành công nghiệp không gian trong tương lai khi các mảnh vụn rác vũ trụ đang ngày một nhiều hơn trong quỹ đạo bao quanh Trái Đất.

Lần gần nhất thế giới ghi nhận một vụ va chạm giữa hai vật thể lớn trên quỹ đạo Trái Đất là vào năm 2009, khi một vệ tinh quân sự hết hạn sử dụng của Nga đâm vào vệ tinh liên lạc Iridium đang hoạt động trên bầu trời Siberia. Cùng một vụ va chạm trước đó vào năm 2007, vụ va chạm này đã làm tăng số lượng mảnh vụn lớn trên vùng quỹ đạo thấp của Trái Đất lên 70%.

Gần đây nhất, vào tháng Một năm 2020, một kính viễn vọng không gian không còn sử dụng và một vệ tinh cũ của Không quân Mỹ cũng suýt chút nữa đã đâm vào nhau trên bầu trời Pittsburgh. Trong vụ việc này, không ai có thể điều khiển được các vệ tinh đó để tránh cho chúng không va chạm vào nhau.

Vệ tinh Trung Quốc bị hỏng bí ẩn trên bầu trời, nguyên nhân hóa ra từ tên lửa của Nga - Ảnh 3.

Cho đến nay, đang có khoảng 130 triệu mảnh rác vũ trụ bao quanh Trái Đất – từ các vệ tinh hết hạn sử dụng, các mảnh vỡ tàu không gian, cho đến các vật thể khác. Các mảnh vụn này di chuyển với tốc độ gấp 10 lần viên đạn, vì vậy cho dù nó nhỏ đến đâu đi nữa, nó cũng đủ nhanh để gây ra thiệt hại khủng khiếp cho các thiết bị quan trọng.

Không như thế, mỗi khi một vụ va chạm xảy ra, nó lại để lại một đám các mảnh vụn mới với tốc độ cao không kém ngoài quỹ đạo Trái Đất, chực chờ gây ra một vụ va chạm mới. Trên thực tế, mảnh vụn vừa đâm vào vệ tinh Trung Quốc trong tháng Ba cũng có thể đến từ một vụ va chạm trước đây của với tên lửa của Nga.

Tham khảo Business Insider

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại