Về hưu không có con cái, chồng bệnh tật liên miên, dì tôi vượt khó tài tình gói gọn trong 2 từ

VV |

Họ đã từng rất hạnh phúc, sung túc, sống 1 cuộc sống trong mơ thời trẻ nhưng khi về già lại chật vật khổ sở đấu chọi với bệnh tật.

Dì của chồng tôi mãi đến tuổi 40 mới kết hôn. Ông hơn bà 7 tuổi. Họ từng làm việc cùng nhau trong một công ty liên doanh nước ngoài và có thu nhập khá. Họ không có con. Họ sống trong một căn hộ cao cấp ở trung tâm thành phố. Họ thường đi du lịch tận hưởng rất thoải mái dù nhiều người bàn tán nói ra nói vào.

Không ngờ, ông chú 71 tuổi của tôi cách đây vài năm lại được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, gần đây lại phát bệnh Alzheimer giai đoạn đầu, toàn thân ông suy sụp rất nặng, bước đi ngày càng cứng đờ và mất trí nhớ. Mặc dù được điều trị y tế thường xuyên nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Rất nhiều chuyến đi trong dự định của họ đều bị hoãn. Dì tôi vô cùng lo sợ chú tôi sẽ không thể chịu đựng được chuyến đi kéo dài và tình trạng của chú sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Về hưu không có con cái, chồng bệnh tật liên miên, dì tôi vượt khó tài tình gói gọn trong 2 từ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dì tôi cũng mới nghỉ hưu, không những không thể tận hưởng cuộc sống hưu trí mà còn phải chăm sóc người chồng đang dần mất đi khả năng tự lập. Tôi nghĩ dì chưa bao giờ mong đợi một diễn biến như vậy, nhưng dì chỉ có thể chấp nhận mọi thứ 1 cách không hề dễ dàng. Họ đã từng rất hạnh phúc, sung túc, sống 1 cuộc sống trong mơ thời trẻ nhưng khi về già lại chật vật khổ sở đấu chọi với bệnh tật. Đúng là cuộc sống không nói trước được điều gì.

Sống bình yên đôi khi cần phải có may mắn

Chồng tôi là người lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm. Anh ấy thường mơ về những việc mình sẽ làm sau khi nghỉ hưu. Tôi thì làm ngoài nên công việc không ổn định, chồng tôi luôn tính toán để sau này về già 2 vợ chồng không phải lo chuyện kinh tế hay sống dựa vào con cái.

Tuy nhiên, mấy năm gần đây tôi thấy mình già đi (dù tôi chỉ mới ngoài 40 tuổi), những người trưởng thành vốn luôn đứng thẳng bỗng trở thành những người già cần chỗ dựa. Vài cô bạn thân của tôi cũng có cùng suy nghĩ như tôi. Vô tình, sự lão hóa đột nhiên trở thành một hiện tượng tập thể đang diễn ra sôi nổi và việc nghỉ hưu dường như không còn xa nữa.

Khi còn trẻ, chúng ta luôn nghĩ về việc mình sẽ làm công việc gì, sẽ sống ở đâu và hưởng thụ thế nào. Khi bước vào tuổi 20, chúng ta chật vật tìm việc làm và ổn định chỗ đứng trong chỗ làm ấy. Sau khi bước vào tuổi 30, hầu hết mọi người đều có 1 chút tài sản, gia đình riêng và con cái, cuộc sống của họ trở nên bận rộn. Vậy mà chỉ khi mới bước sang tuổi 40, chúng tôi, những đứa trẻ đã trưởng thành này, không còn sức tưởng tượng xem mình sẽ ra sao trong tương lai. Nếu có, có lẽ họ cũng giống như chồng tôi, nghĩ đến việc về quê để sống yên bình, nuôi cá, trồng rau. Chỉ là ở thời điểm này của cuộc đời, bệnh tật và các biến số xuất hiện ngày càng sớm hơn và xác suất ngày càng cao hơn. Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu về một cuộc sống bình yên thì làm việc chăm chỉ để tiết kiệm thôi là chưa đủ, đôi khi cũng cần yếu tố may mắn.

Không có lựa chọn đúng hay sai, chỉ có bạn chịu trách nhiệm thế nào

Mỗi lần biết tin 1 người thân, bạn hè hay hàng xóm ra đi đột ngột tôi buồn vô cùng, thương họ và nghĩ đến số phận mình.

Cuối cùng thì chú dì tôi vẫn thực hiện chuyến đi theo dự định, họ nhờ thêm sự hỗ trợ của chuyên viên y tế và 1 người cháu họ. Dù bệnh tật vẫn còn ở đó nhưng họ vẫn lạc quan, đối mặt 1 cách tích cực nhất. Ở giai đoạn này của cuộc đời, tương lai không còn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Thật khó để nói chúng ta sẽ mắc bao nhiêu căn bệnh và nó bám theo chúng ta bao nhiêu năm nữa. Ngắm cảnh hoàng hôn đẹp vô cùng, gạt bỏ lo âu, tận hưởng thời gian và để lại những kỷ niệm đẹp, có lẽ thái độ LẠC QUAN chính là liều thuốc hữu hiệu nhất khi đối mặt với tuổi già.

Dì tôi đăng ảnh lên facebook, chú ngồi xe lăn nhưng nụ cười rất tươi. Tôi cảm giác sau chuyến đi này có lẽ họ sẽ trẻ và khỏe ra cả chục tuổi. Quan trọng là họ đã sống huy hoàng trước khi tuổi già ập đến.

Dù đã lập gia đình và làm mẹ nhưng tôi luôn tin rằng hôn nhân và con cái không phải là con đường duy nhất. Có những lựa chọn khác nhau và cuộc sống khác nhau. Không có tốt hay xấu, đúng hay sai. Mỗi con đường đều có thuận lợi và khó khăn nhưng cái đẹp thì chắc chắn luôn có.

Về hưu không có con cái, chồng bệnh tật liên miên, dì tôi vượt khó tài tình gói gọn trong 2 từ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lập kế hoạch cho những năm sau này của bạn càng sớm càng tốt: Bạn muốn già đi như thế nào?

Trong văn hóa phương Tây, hầu hết mọi người đều không mong đợi con cái hoặc thế hệ sau sẽ chăm sóc mình. Vợ chồng chú dì tôi không có con, người ngoài nhìn vào nói họ bất hạnh. Nhưng họ đã cho tôi thấy rằng điều khác biệt duy nhất không phải họ không có con mà là họ có chuẩn bị tinh thần và thể chất để đối phó với tuổi già.

Có bạn đời hay không, dù có con hay không, chúng ta nên lên kế hoạch cho cuộc sống sau này của mình càng sớm càng tốt, và đừng đợi cho đến khi mất đi khả năng phán đoán hoặc khả năng hành động rồi mới để gia đình và môi trường quyết định.

Lão hóa là một quá trình diễn ra từ từ nhưng trong nhiều trường hợp nó chỉ diễn ra trong chớp mắt. Không có gì sai khi dành thời gian, sức lực để duy trì vẻ ngoài và tinh thần trẻ trung, nhưng điều quan trọng là phải chấp nhận rằng cuộc sống đã bước sang một giai đoạn khác. Hãy chủ động đối mặt với những thay đổi theo tuổi tác và lên kế hoạch trước cho tuổi già để quản lý rủi ro.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại