Lối vào chùa nằm trên đường Thanh Niên, chùa Trấn Quốc đã có lịch sử 1.500 năm, là nơi xưa kia các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ tết.
Ngôi chùa có nhiều tên gọi: Chùa Khai Quốc (thời Lý Nam Đế), chùa Trấn Bắc (thời vua Minh Mạng), tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Năm 2010, chùa được tu bổ để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11-2010.
Kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ công (工).
Lan can làm bằng đá được bao quanh chùa...
Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia, trên bia ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát, công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815…
Cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Ngày nay, các du khách khi đến thăm chùa Trấn Quốc thường đi một vòng cây bồ đề này để hy vọng sự bình an, may mắn.
Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998.
Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15 m. Mỗi tầng tháp có sáu ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà.
Trên đỉnh tháp có một tháp sen Cửu phẩm Liên hoa tạc bằng đá.
Mặt trước của chùa hướng ra hồ Tây...
Bên trong chùa...
Phía bên ngoài là hàng ngói rêu phong cổ kính...
Chùa Trấn Quốc nhìn vào buổi đêm sáng lung linh
Ngày nay, ngôi chùa là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách du lịch trong ngoài Việt Nam tới để lễ Phật và tham quan cảnh chùa.