Rơi xuống nước Đức vào năm 2019, thiên thạch Flensburg lập tức gây chú ý bởi được xác định là một thiên thạch carbonaceous chondrite (CC), một loại thiên thạch cực hiếm, được sinh ra trong buổi sơ khai của hệ Mặt Trời.
"Trong thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời, đá tiếp xúc với nhiều chất lỏng nhiều nước và do đó hình thành silicat và carbonat chứa nước" - Giáo sư Addi Bischoff và tiến sĩ Markus Patzek từ Viện Hành tinh học - Đại học Münster (Đức), 2 trong số các tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.
Ảnh: Đại học Münster
Sci-tech Daily những thiên thạch cùng loại với nó, may mắn đến với Trái Đất sớm hơn, đã đóng vai trò như những "khối xây dựng" cung cấp nước và các vật liệu tiền sự sống cho hành tinh chúng ta, giúp nó biến đổi từ một quả cầu nóng bỏng và cằn cỗi thành một thế giới sống được.
Kết quả xác định niên đại dựa trên tốc độ phân rã của đồng vị 53Mn cho thấy cơ thể mẹ của khối đá quý giá này đã hình thành sau khi có hệ Mặt Trời chỉ khoảng 3 triệu năm, tức trước cả Trái Đất.
Muối cacbonat bên trong thiên thạch này xưa hơn muối cacbonat trong các thiên thạch CC từng được tìm thấy trước đây gần 1 triệu tuổi.
Phân tích cũng cho thấy muốn này đã kết tủa từ một chất lỏng tương đối nóng khi tiểu hành tinh của mẹ của nó bị đốt nóng, và là bằng chứng đầu tiên về sự hiện diện của nước lỏng trong hệ Mặt Trời.
Các phân tích về Trái Đất cũng cho thấy khi mới hình thành và còn nóng bỏng, không hề có sự hiện diện của đá cacbonat, cũng như nước và nhiều nguyên tố hữu cơ thiết yếu khác. CC và có thể là cả một số tiểu hành tinh và sao chổi sau này đã đem đến những hạt mầm sự sống tích góp dần trên hành tinh. Cho đến một giai đoạn nào đó, Trái Đất đủ tuổi và các điều kiện thiết yếu để tạo ra cái gọi là "phản ứng sinh ra sự sống".
41 nhà nghiên cứu đến từ 21 đơn vị thuộc Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hungary, Anh, Mỹ và Úc đã hợp tác trong công trình vừa công bố trên Geochimica et Cosmochimnica Acta này.