Các quan sát tiếp theo năm 2012 cho rằng các tính toán này đã sai lầm và nó sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên vật thể vẫn được xếp vào nhóm "có khả năng gây nguy hiểm".
Vật thể dị thường 2011 AG5 trong những bức ảnh mới nhất - Ảnh: NASA
Vào ngày 3-2-2022, tiểu hành tinh này một lần nữa áp sát Trái Đất với khoảng cách 1,8 triệu km, một khoảng cách gần đối với thiên văn nhưng đủ xa cho sự an toàn.
Đó cũng là cơ hội để các nhà khoa học quét nó lần nữa và… bị sốc lần nữa.
Sử dụng Radar hệ Mặt Trời Goldstone mạnh mẽ tại cơ sở Mạng không gian sâu của NASA đặt tại miền Nam California - Mỹ, các nhà nghiên cứu đã chụp hình tiểu hành tinh này và nhận thấy nó dài tới 500 m nhưng chỉ rộng 150 m.
Đây là hình dáng kỳ lạ bởi theo nhà khoa học Lance Benner từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, trong số 1.040 vật thể gần Trái Đất được quan sát bởi radar hành tinh, đây là vật thể dài nhất. Những cái khác tròn hơn rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu không đưa ra được lời giải thích về hình dạng kỳ lạ này. Họ cũng tính được vật thể mất khoảng 9 giờ để hoàn thành một vòng tự quay và hoàn toàn bối rối không hiểu vì sao nó quay chậm hơn thế.
Hình ảnh cũng cho thấy các mảng sáng và tối xen lẫn trên bề mặt tiểu hành tinh, một điều… cũng bí ẩn nốt.
Nhưng các dị thường lần đầu được quan sát này đem lại hy vọng để hiểu rõ vật thể hơn, thông qua các phân tích chuyên sâu, bao gồm việc dự báo khả năng gây nguy hiểm của nó chính xác hơn.
"Các phép đo phạm vi mới này của nhóm radar hành tinh sẽ tiếp tục tinh chỉnh chính xác vị trí của nó trong tương lai" - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA tại JPL, cho biết.
Tin mừng là các tính toán mới khẳng định ít nhất nó sẽ không va chạm vào năm 2040, dù áp sát với khoảng cách chỉ hơn một nửa so với cú áp sát vừa rồi và chắc chắn sẽ tiếp tục cần theo dõi trong tương lai.