Sứ mệnh Apollo danh tiếng một thời mà NASA từng tuyên bố về việc họ đã thành công trong việc đưa con người bay lên mặt trăng từng được cả thế giới thán phục nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều tranh cãi về tính xác thực của nó.
Một số quan điểm cho rằng sự kiện Apollo lên mặt trăng chỉ là trò lừa của chính phủ Mỹ và vành đai Van Allen là bằng chứng quan trọng trong luận điểm của họ. VnReview xin giới thiệu với bạn đọc các quan điểm thú vị này.
Bài viết và hình ảnh tổng hợp từ trang tin phi lợi nhuận Venus Project có trụ sở tại New York (Mỹ) cùng một số hình chính thức của NASA.
Theo Venus Project, NASA và chính phủ Mỹ đã cố tình lừa dối dân chúng nước họ và người dân toàn thế giới, với mục đích xây dựng tiếng tăm giả vờ để hãnh diện trên sàn diễn thế giới và ăn cướp hàng tỉ USD cho các nghiên cứu không gian.
Các nghiên cứu đó đã kết thúc trong túi những kẻ gọi là sát nhân hàng loạt, hoặc các nhà thầu quốc phòng và nhà sản xuất vũ khí hiếu chiến, các phi hành gia và khoa học gia đầy ích kỷ và dối trá, các tập đoàn phi quốc gia được cho là đã chế tạo ra các máy móc thô kệnh để sản xuất chương trình TV chuyến đi lên mặt trăng.
Theo nhà sáng lập đồng thời là CEO Venus Project, Bahram Maskanian, câu chuyện Mỹ đưa người lên mặt trăng là chương trình TV lừa đảo ngốc nghếch và lố bịch nhất từng được sản xuất.
Thậm chí không cần cố gắng quá nhiều thì chúng ta cũng dễ dàng phát hiện ra những lỗi rõ ràng chứng minh điều này chỉ là hư cấu.
Lý do khó mà tranh cãi nhất, sự thật biến chuyện lên mặt trăng thành lời nói dối vĩ đại chính là sự tồn tại của vành đai bức xạ Van Allen. Chỉ một thử thách lớn này cũng đủ để chứng minh chuyến đi lên mặt trăng là chuyện viễn tưởng.
Vành đai bức xạ Van Allen là gì?
Đi xuyên qua vành đai bức xạ Van Allen là một trong số ít các vấn đề lớn mà con người trên trái đất chúng ta chưa giải quyết được để thực hiện giấc mơ du hành tới bất cứ đâu ngoài không gian.
Vành đai bức xạ Van Allen (Van Allen Radiation Belt) là một vành đai bức xạ lớn bao quanh phía ngoài trái đất, được hình thành từ các thể và phân tử phóng xạ mặt trời mang điện tích phát ra từ thượng tầng khí quyển của mặt trời và các vì sao.
Vị trí của vành đai Van Allen là ở độ cao 12-60 ngàn km, bao quanh bề mặt toàn bộ trái đất.
Theo nghiên cứu, không một sinh vật sống nào từ trái đất có khả năng vượt qua vành đai Van Allen mà vẫn sống sót, dù sử dụng công nghệ thô sơ những năm 1960 hay công nghệ tiên tiến nhất hiện nay!
Sự phát tỏa phóng xạ điện tích cao của hiện tượng ion hóa bức xạ hoặc ion hóa các phân tử sẽ làm bốc hơi mọi sinh vật sống muốn du hành xuyên qua vành đai.
Điều này có nghĩa là để bay lên mặt trăng cách trái đất 375 ngàn km, các phi hành gia Apollo phải xuyên qua vành đai Van Allen và sẽ bốc hơi ngay lập tức.
UFO tới trái đất bằng cách nào?
Một số chúng ta sẽ nghĩ về nhiều chuyến ghé thăm trái đất bằng UFO của những người anh em ở các thiên thể xa xôi từ ngoài không gian hàng ngàn năm qua. Một câu hỏi đặt ra là làm cách nào họ xuyên qua vành đai bức xạ Van Allen để có thể đi vào và ra khỏi khí quyển trái đất?
Theo CEO Bahram, các tàu không gian UFO có khả năng du hành xuyên thiên hà, xuyên vũ trụ nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng.
Họ không bay mà nhảy từ điểm này sang điểm khác nhờ hệ thống lực đẩy từ trường hay đệm từ (Magnetic Levitation), còn gọi là lực đẩy Maglev (Maglev Propulsion), giúp tàu lơ lửng trong vũ trụ bằng lực điện từ.
Nguyên lý lực đẩy từ trường Maglev đã được ứng dụng để chế tạo một món đồ chơi khoa học gọi là đĩa bay con quay lơ lửng từ tính, thường dịch là đĩa bay con quay không trọng lực (UFO Magnetic Levitation Spinning Gyroscope).
Đĩa bay đồ chơi gồm 2 nam châm: con quay và đế. Con quay có thể lơ lửng trong không khí nhờ lực đẩy từ đế nam châm bên dưới.
Trong không gian, khi đẩy tàu, lực đẩy điện từ Maglev sẽ tạo ra một lớp vỏ từ tính bảo vệ bao quanh con tàu, bảo vệ tàu khỏi bức xạ độc hại ngoài không gian, giống như cách lực hấp dẫn của trái đất đang bảo vệ các cư dân của nó.
Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn chưa có được những năng lực như thế.
Cũng có một số ảnh chụp cơ sở hạ tầng hình học, tháp cao, đường xá và nhà cửa. Các ảnh này trông như một căn cứ ở trên mặt trăng, được cho là do những người anh em ngoài trái đất sống ở cực bắc của mặt trăng xây nên!
Các bức ảnh này được chụp bằng kính viễn vọng ở những vị trí khác nhau trên trái đất, bắt đầu từ năm 1954, như một phần trong các hoạt động bí mật, lén lút của chính phủ Mỹ nhằm mở đường cho sự hạ cánh viễn tưởng lên mặt trăng.
Hoặc có thể đây là sản phẩm của NASA nhằm mục đích tăng thêm uy tín cho chuyến đi lên mặt trăng hoang đường của họ.
Những bằng chứng khác
Nói về các bằng chứng khác cho thấy câu chuyện lên mặt trăng là hoang đường, Venus Project đưa ra lý do đầu tiên là trong những năm 1960 và cả hôm nay, chúng ta vẫn chưa có một nguồn cung nhiên liệu hoặc hệ thống đẩy đầy đủ để thực hiện chuyến bay khứ hồi (hai chiều đi về) tới mặt trăng trên 750 ngàn km.
Ngoài ra, chúng ta đã từng và hiện vẫn chưa có lớp vỏ bức xạ bảo vệ để đi qua Van Allen một cách an toàn.
Lý do thứ hai, khi các tàu con thoi hoặc tên lửa được phóng lên và bắn ra ngoài lực đẩy hấp dẫn của trái đất để đi vào không gian, chúng sẽ để lại hàng đống khói và bụi khổng lồ.
Nhưng nếu bạn đã xem đoạn phim hạ cánh trên mặt trăng, bạn sẽ thấy rõ như ban ngày là một cần cẩu đang hỗ trợ module mặt trăng (Lunar Module) hạ cánh từ phía trên mà không có tí bụi nào.
Làm cách nào mà một động cơ đẩy tên lửa đang bay với tốc độ cao nhất có thể hạ thấp dần để lấy đà hạ cánh an toàn trên một môi trường đầy bụi và cát mà không làm cho tí khói bụi nào bay lên trong không khí?
Cũng không sai khi đặt câu hỏi tương tự cho trường hợp Lunar Module được bắn khỏi lực đẩy hấp dẫn của mặt trăng!
Module mặt trăng - Eagle Lunar Module của Apollo 11 (Ảnh: NASA)
Thứ ba, Lunar Module là một module hình nón tí hon, khó mà đủ chỗ cho hai người đàn ông. Vậy chiếc xe tự hành Moon Rover (Lunar Rover), các thiết bị khác và các bình nhiên liệu cần có để cất cánh từ bề mặt mặt trăng khi quay về sẽ được đặt ở đâu?
Phải nói thêm là để bay tới mặt trăng và bay về thì chuyến đi gần một triệu km này sẽ cần một lượng nhiên liệu khổng lồ.
Các bình nhiên liệu cao cấp khổng lồ được gắn trên tàu con thoi chỉ có thể đưa con thoi ra khỏi khí quyển trái đất, bay lên thẳng đứng 100 km. Ngay sau khi tất cả nhiên liệu được đốt cháy, hai bình nhiên liệu sẽ tách ra rồi rơi ngược lại lên bề mặt trái đất.
Khía cạnh khó tin thứ tư của chuyến đi hoang đường là việc truyền tải các audio và hình ảnh video trực tiếp từ mặt trăng đến trái đất.
Tất cả chúng ta đã xem những chương trình TV được phát "LIVE" (trực tiếp) tới các bộ TV từ những góc khác nhau của trái đất. Nhưng hầu hết mọi người lại không biết là cần những gì để việc phát sóng đó được thực hiện.
Để vượt qua trở ngại đường cong của trái đất, cần có một vệ tinh cố định trên quỹ đạo trái đất, một xe tải phát sóng đặt tại địa điểm sự kiện để truyền tải tín hiệu từ điểm xuất phát và một trạm TV được trang bị đĩa vệ tinh để nhận và phát tín hiệu đến khán giả truyền hình chúng ta với độ trễ thời gian theo đường tín hiệu bay ra ngoài không gian và quay trở lại.
Làm cách nào mà các phi hành gia đang nhảy lên xuống hoặc lái xe/đi bộ quanh mặt trăng có thể truyền tải ngay lập tức hình ảnh chuyến đi khứ hồi tới NASA cách xa gần một triệu km?
Thứ năm là vấn đề trong tấm hình chiếc xe Lunar-Rover mà NASA tuyên bố đã chụp trên mặt trăng và đoạn phim Lunar-Rover chạy quanh cho thấy động cơ đốt trong ở phía sau.
Động cơ đốt trong sẽ không chạy được nếu thiếu oxy trong không khí. Vậy làm cách nào mà một xe hơi Lunar-Rover có thể chạy vòng quanh mặt trăng bằng động cơ đốt trong ở sau khi mặt trăng là nơi không có khí quyển, không khí và oxy?
Lunar-Rover cũng không phải là một chiếc xe hơi điện vì nếu vậy thì nó phải nặng một tấn và các pin trên mạch sẽ được nhìn thấy rõ. Và rõ ràng Moon-Rover to hơn Lunar Module, vậy NASA sẽ để chiếc xe hơi đó ở đâu để mang được nó lên mặt trăng?
Lunar-Rover của Apollo 15 năm 1971 đi quanh mặt trăng
Lý do cuối cùng (thứ sáu), chúng ta đều biết rằng bức xạ từ mặt trời là một hỗn hợp nhiều sóng từ tính electron, từ các tia cực tím, hồng ngoại, tia gama năng lượng cao cho tới tia X, các ánh sáng thấy được nằm giữa sóng vô tuyến và tia cực tím trong quang phổ từ tính electron (bước sóng 400-760 nanomet).
Do đó, bất cứ loại phim mới nào rời khỏi trái đất, xuyên qua vành đai Van Allen để tới mặt trăng cũng sẽ bị hủy diệt hoàn toàn.
Thậm chí nếu như điều bất khả trên là đúng (các loại phim rời khỏi trái đất và tới mặt trăng an toàn), và các phim video, phim chụp ảnh dương bản (chrome film) 17 mm đã được sử dụng, được mua từ một cửa hàng nào đó trên mặt trăng thì trên đường về trái đất, tất cả mọi người và các phim chưa rửa đều sẽ bị tiêu diệt khi bay qua vành đai Van Allen.
Quả đúng là có quá nhiều bằng chứng không thể chối cãi đã khiến biết bao người trên thế giới mất lòng tin sâu sắc vào toàn bộ câu chuyện hoang đường đưa người lên mặt trăng.
Từ nay, bạn đừng bao giờ nói "nếu chúng ta có thể đưa một người lên mặt trăng, chúng ta có thể làm được bất kỳ điều gì..." vì những phát biểu kiểu đó sẽ làm bạn hoàn toàn mất uy tín.
Sau đây là đoạn phim về các bằng chứng khoa học cho thấy chuyến đi lên mặt trăng của NASA là giả mạo:
Thêm nữa, kể từ sứ mệnh Apollo cuối cùng tới giờ đã mấy chục năm nhưng NASA vẫn tìm đủ lý do để không đưa người lên mặt trăng, đây không chỉ là vấn đề kinh phí mà có lẽ vành đai Van Allen là một rào cản đáng sợ...
Bạn nghĩ sao về những giả thuyết mà Venus Project đưa ra trên đây? Chúng có đủ thuyết phục và đáng tin cậy hơn những gì mà chính phủ Mỹ đã công bố?
Các tranh cãi tương tự không phải bây giờ mới được đưa ra, mà đã có từ lâu. Nhưng tất cả vẫn chỉ là những giả thuyết, chưa thể khẳng định chuyến đổ bộ mặt trăng của Apollo 11 là dối trá.
(Theo Venus Project)