Vụ nổ chấn động không - thời gian GW170817 - Ảnh: NASA/CXC/M.Weiss
Theo nhà thiên văn học Aprajita Hajela từ Đại học Northwestern (Mỹ), đó là một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: một vụ sáp nhập sao neutron, gây ra một vụ nổ "kilonova", sáng hơn 1.000 lần so với các vụ nổ "supernova" (siêu tân tinh) từng được quan sát.
Vụ nổ kinh khủng đến nổi đã giải phóng sóng xung kích làm chấn động không - thời gian, gửi tia X tới Trái đất sau 3,5 năm, tức vào ngày 17-8-2017, theo Science Alert.
Sự kiện được đặt mã số GW170817 đã giải phóng ra môi trường vũ trụ vô số kim loại nặng như vàng, bạch kim và uranium.
Trước đó, có các nghiên cứu cho thấy chính các vụ nổ siêu tân tinh hoặc các vụ nổ đồng dạng do tương tác giữa các vật thể siêu mạnh trong vũ trụ đã tạo ra vàng, bạch kim và uranium cho Trái Đất cũng như các hành tinh khác.
Sao neutron là dạng vật thể siêu mạnh, được cho là hình thành sau 2 lần một ngôi sao khổng lồ chết đi. Nó mang siêu năng lượng nên khi 2 sao neutron sáp nhập, đó sẽ là một sự kiện vô cùng kinh khủng.
Vụ nổ lớn đến nỗi tín hiệu của nó được ghi nhận trong nhiều năm. Chín ngày kể từ khi phát hiện, ánh sáng mà Trái Đất nhận được lên tới đỉnh điểm, thắp sáng toàn quang phổ và cho đến năm 2020, tuy tín hiệu mờ dần trên hầu hết quang phổ, nó vẫn duy trì ở bước sóng tia X quan sát được và cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn biến mất.
Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến và chuẩn bị xuất hiện trên số tiếp theo của tạp chí The Astrophysical Journal Letters.