Vẫn tranh cãi nảy lửa bức ảnh Na Sơn xô đẩy cụ già ở Đại tang

Vân Anh |

(Soha.vn) - Dù đã giải thích rất rõ ràng về câu chuyện xô một bác lớn tuổi trong lúc tác nghiệp, nhưng Na Sơn vẫn tiếp tục bị chỉ trích và 'ném đá'.

Ngay sau khi tang lễ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết thúc không lâu, đã có rất nhiều câu chuyện tác nghiệp của phóng viên, nhiếp ảnh gia gây xôn xao dư luận.

 Từ câu chuyện 'người nhà VTV' có những hành động phản cảm khi tác nghiệp đến chuyện bức ảnh của nhiếp ảnh gia Na Sơn bị lên án - sau khi có người dùng một số hình ảnh hậu trường bức ảnh để tố anh đã xô một người già ra khỏi khung hình.

 	Những bức ảnh dùng để 'buộc tội' Na Sơn

Những bức ảnh dùng để 'buộc tội' Na Sơn

Đứng trước những lời buộc tội mình, Na Sơn đã lên tiếng chính thức trên một số trang báo. Anh có giải thích rằng, anh không dọn khung hình để chụp ảnh, không can thiệp vào sự thật - một điều tối kị của người làm báo. 

Người đàn ông lớn tuổi này xuất hiện trong khung hình sau khi anh đã chụp được rất nhiều bức ảnh khác, tuy nhiên, do tư thế quay lưng lại với đoàn rước linh cữu và đứng hẳn ra ngoài đường của bác đã khiến Na Sơn hành động như vậy. 

Bên cạnh đó, anh cũng phản đối lời buộc tội cho rằng mình đã 'xô' người đàn ông lớn tuổi này và cho biết anh chỉ ra dắt bác vào mà thôi.

Trên mạng xã hội và một số diễn đàn có liên quan tới sự việc, Na Sơn cũng chẳng ngại ngần 'đối chất' qua lại với tất cả câu hỏi và ý kiến của mọi người.

Anh chia sẻ: "Tôi rất buồn, không phải vì tôi bị oan mà vì mới 1 ngày thôi, khi tất cả chúng ta vẫn còn chưa hết xót xa, bàng hoàng khi tiễn ông ra đi thì cái đám đông ấy lại nhảy dựng lên, hung hãn với tất cả những lời lẽ kinh khủng hăng hái tuôn ra từ bàn phím - thứ mà chính họ vừa dùng để gõ ra những lời tốt đẹp về sự đau thương, sự xót xa về vị anh hùng dân tộc của chúng ta. Chính họ cũng có người xuống đường đưa tiễn ông cũng nên. Tôi buồn vì lẽ đó".

 	Bằng chứng được Na Sơn đưa ra trước những lời buộc tội và 'ném đá'

Bằng chứng được Na Sơn đưa ra trước những lời buộc tội và 'ném đá'

Tuy nhiên, dù một số mọi người đã hiểu được nội tình của sự việc và đã có cái nhìn cảm thông hơn cho 'tai nạn nghề nghiệp' của Na Sơn thì một số người vẫn khư khư giữ chính kiến của mình. 

Họ cho rằng Na Sơn cần tôn trọng sự thật, chứ không nên can thiệp vào sự thật một cách 'thô bạo' như vậy.

Ngay dưới bức ảnh Na Sơn dùng để 'thanh minh' trên trang cá nhân, một cư dân mạng tên Minh ** đã đưa ra lời bình luận khá dài và chi tiết: "10/11 của sự thật tính rộng rãi thì là nửa sự thật, hoặc là 10/11 sự thật nếu muốn tính toán kiểu con cá lá rau. Không phải chê 10 bức kia không phải là sự thật, mà chỉ tiếc là giá anh Na Sơn tư duy báo chí kiểu khác, thêm nốt cái sự thật thứ 11 kia thì loạt hình cũng có cái thú vị kiểu khác. Tất nhiên đấy là lựa chọn của anh Sơn, những cũng không có nghĩa là người khác không có quyền có ý khác hoặc mong muốn xem loạt hình theo góc nhìn khác. Theo mình chỉ có vậy, quan điểm làm việc thôi, đừng biến thành vấn đề tấn công cá nhân, mất vui!

Thêm 1 ý nhỏ thôi, đã lỡ nói thì nói cho hết. Nhiếp ảnh thời sự khác nhiếp ảnh nghệ thuật ở chỗ là với nhiếp ảnh thời sự, anh phải chụp sự thật như nó là. Tất nhiên anh có quyền crop ảnh, chọn chụp góc khác để biên tập sự thật trong khả năng của anh, nhưng anh ko có quyền tác động để thay đổi sự thật dù bằng bất kỳ hình thức nào. Nếu Na Sơn ko muốn có bác già chụp ảnh vào hình, anh ấy có quyền vòng ra sau lưng bác hay chọn góc thế nào đấy để bác ko vào hình, chứ ko có quyền đẩy bác ra.

Sự đẩy không sai ở việc đẩy cụ già (vì cụ già cũng chẳng bị thiệt hại gì về tinh thần lẫn thể xác, cùng lắm thì bực mình tí ), mà sai ở vấn đề can thiệp thô bạo vào đối tượng đang được chụp, vấn đề tối kị đối với phóng viên ảnh thời sự.

Nếu là ảnh nghệ thuật thì anh muốn cô khép chân hay mở chân hoàn toàn là quyền của anh, nhưng ảnh thời sự thì không được thế. Sự can thiệp này đã tạo ra một sự thật khác mà các bạn khác chụp, là cảnh anh Sơn đẩy cụ già ra. 

Mỗi người có 1 góc nhìn, anh Sơn có quyền chụp góc anh ấy thích, thì các bạn khác cũng có quyền chụp cảnh anh ấy đẩy cụ già ra và bình luận. Tự do ngôn luận nó là ở chỗ đấy, thích hay không thích cũng phải chấp nhận".

Một dân mạng tên Mỹ Quyên cũng đồng tình : "Tôi cũng nghĩ rằng ảnh thời sự chỉ hơn nhau ở chỗ biết chớp lấy khoảnh khắc. Mà khoảnh khắc thì không ưu ái cho riêng ai. Vì thế nó còn có yếu tố may mắn.

Tôi giả sử là anh Na Sơn đợi đúng lúc xe chở bác đến tầm ngắm, đúng lúc anh giương máy lên chụp thì một thanh niên nhảy phắt ra che mất khuôn hình. Như thế gọi là thiếu may mắn, vì một yếu tố khách quan.

Nếu Na Sơn không chụp được bức ảnh đó, thì cũng không ai đánh giá anh kém cỏi, chỉ tiếc vì anh thiếu may mắn.

Còn chuyện tác nghiệp, anh vẫn có thể đứng ở 1 góc khác để phản ánh 1 sự thật khác. Đã đành ai cũng biết rằng nếu chụp được nhân vật đang quỳ gối khóc ngay lúc linh cữu bác đi ngang, thì được xem như là hoàn hảo. Nhưng không được, thì phải chấp nhận chứ sao. Không nên phải có được nó bằng mọi giá.

Đó là chưa kể, nếu bác kia không phải là một bác lớn tuổi, mà là một thanh niên đô con và thích oánh nhau, thì Na Sơn bị đập máy là cái chắc".

 	Vẫn rất nhiều bình luận phản đối hành động của Na Sơn

Vẫn rất nhiều bình luận phản đối hành động của Na Sơn

Rất nhiều người vẫn tiếp tục lên án hành động 'xô' người đàn ông lớn tuổi của Na Sơn. Facebooker có tên Changing Ti**  nêu ra quan điểm: "Vấn đề là độc giả người ta chỉ nhìn thấy cái hành động đẩy cụ già của anh là nó không được chuẩn mực cho lắm, và đã bị lên án anh cũng không có được một lời xin lỗi cụ già cho nó đàng hoàng. Dù sao ông cũng đáng tuổi cha anh còn nói thế nào việc đẩy ông cụ ra cũng là vì mục đích riêng của anh, chứ không phải cho mục đích là giúp ông cụ xếp đúng hàng nhé, đấy gọi là đạt mục đích bằng mọi giá. Nói gì sự thật nó chỉ có vậy".

Bạn Nguyễn Việt A** cũng bày tỏ: "Túm lại Na sơn và cụ áo trắng cũng là những người săn ảnh thôi, sao Na Sơn lại đẩy cụ như thế, tôi không ưng hành động của Na Sơn thế thôi!"

Cư dân mạng tên Văn Tr** có phần thông cảm hơn song vẫn không bằng lòng với hành động xô bác lớn tuổi của nhiếp ảnh gia nổi tiếng này: "Tôi hiểu tâm trạng của Na Sơn và hoàn toàn thông cảm với tình huống khi thực hiện hành động đó để có thể tác nghiệp. Tuy nhiên vẫn không thể chấp nhận được cái thái độ và cách kéo đẩy với câu nói ấy của anh dành cho một người đáng tuổi cha chú. Bác ấy cũng muốn có một tấm ảnh chân thực đó. Bác ấy cũng có quyền chụp chứ... Tại sao không nói để bác ấy hiểu và tránh ra. Đó cũng là cái kiểu cách làm việc và thái độ luôn coi công việc của mình quan trọng hơn việc của người khác mà nhiều nhà báo nhớn mắc phải. Tôi thấy không mấy thiện cảm với cách nghĩ, cách hành động như trong tình huống tương tự thế này của một vài đồng nghiệp!

Dù đã lên tiếng giải thích, Na Sơn vẫn tiếp tục bị ném đá
 
 	Na Sơn cũng không ngại ngần đối chất trước những lời 'ném đá' của dân mạng

Na Sơn cũng không ngại ngần đối chất trước những lời 'ném đá' của dân mạng

Một dân mạng khác tên Tuấn Hưng ** lên tiếng về việc Na Sơn gọi những người 'góp ý' với mình là 'anh hùng bàn phím: "Mình xem những bức ảnh chân thật từ điện thoại di động của người dân, còn hơn những bức ảnh sặc mùi tiền và khoe khoang thành tích với báo nước ngoài nọ kia.

Trật tự không phải việc của anh, đẩy người ta là sai rồi, nên công khai xin lỗi chứ không phải chửi biết bao nhiêu người xong lên báo thì nói rất... haiz. Đạo đức giả. Mấy cái post lên sao anh lại phải xóa? Mà thôi, dù gì cũng chỉ là anh thợ ảnh giỏi kiếm tiền thôi, không yêu cầu nhiều văn hóa được.

Lần đầu và cũng là lần cuối góp ý kiến ở đây (mà hơi buồn cười, sao cứ ý kiến trái chiều thì là anh hùng bàn phím? Thế những người đồng ý với cách chửi lại các "nhà đạo đức trẻ tuổi" 1 cách thô tục của Na Sơn thì là chị hùng à?)".

Bên cạnh đó, một số người cũng nhấn mạnh vào chuyện 'quyền hạn' của người phóng viên khi Na Sơn giải thích rằng đã kéo bác này lại đúng vị trí xếp hàng.

Bạn Suno Tào ** khơi lại câu chuyện về bức ảnh con kền kền và đứa bé châu Phi nổi tiếng nhân câu chuyện với Na Sơn: "Phóng viên không có quyền đuổi người, nhưng có quyền làm thế nào để có bức ảnh tốt nhất đúng không ạ, còn nhớ bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, người phóng viên đã chụp được 1 bức ảnh kiệt tác, nhưng bị đánh giá là vô đạo đức và đã chết vì cái áp lực dư luận ấy".

Bạn Màu Quê Hư** thẳng thừng bày tỏ: "Phóng viên có đeo hay không đeo vào cổ đều không có quyền, tôi nhắc lại là "quyền" đuổi người khác. Anh có thể "xin lỗi", nói rõ mục đích của mình để tác nghiệp nhưng anh không thể đuổi. Làm việc cũng phải ở mức quyền hạn của mình".

Một dân mạng khác tiếp tục 'tra hỏi' Na Sơn trước những lời giải thích của anh: "Đêm qua ngủ dậy, sáng ra làm vài viên hoạt huyết dưỡng não, em mới thông ra một số điều. Em hỏi thực anh Na Sơn, tóm gọn lại anh đeo thẻ phóng viên để phản ánh chân thực sự việc qua những bức ảnh anh chụp hay anh định định hướng dư luận bằng ảnh của anh đây? Nếu mà định hướng dư luận, rõ ràng anh phải mời cái ông kia ra khỏi ống kính của anh rồi. Nhưng nếu như vậy, anh làm ơn bỏ thẻ phóng viên ra chứ. Làm phóng viên sao lại định hướng dư luận. Hehe, anh đeo hộ em cái thẻ Dư Luận Viên vào đúng hơn.

Nếu anh bảo là anh hứa với người nhà của tướng Giáp sẽ thực hiện một bộ ảnh thật cảm động - như anh đã nói, rõ ràng là anh cũng không nên đeo cái thẻ phóng viên vào. Em thì em nói thực, em chỉ là tiểu nhân bàn phím thôi nhưng em thấy việc các anh cứ đeo cái thẻ phóng viên vào rồi cố gắng chụp một cái ảnh thật cảm động, thật xúc động nó thế nào ý".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại