Xứng đáng là đất nước với nhiều điều bí ẩn, nên "showbiz"Triều Tiên cũng là dấu chấm hỏi đối với truyền thông nhiều quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây Triều Tiên đã "chịu khó" mở cửa để chia sẻ thông tin với thế giới hơn trước.
Ngoài những thông tin về đời sống xã hội, văn hóa hay bộ máy cầm quyền thì những thông tìn về khái niệm "showbiz" Triều Tiên cũng thu hút rất nhiều người.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa "showbiz" Triều Tiên và các nước khác chính là mục đích ra đời. Nếu tại nhiều quốc gia, sứ mệnh của các lĩnh vực nghệ thuật hay các nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ là nhằm mang đến đời sống giải trí cho con người thì ở Triều Tiên nghệ thuật là để tôn vinh lãnh đạo.
Sân khấu ca nhạc bên bờ ruộng
Tại Triều Tiên, người ta có thể gặp cảnh tượng nhóm nhạc quân đội biểu diễn trên bờ ruộng để cổ vũ nông dân. Mặc dù vậy những nhóm nhạc này được trang bị khá hoàn chỉnh từ trang thiết bị đến các thành viên chứ không phải là một nhóm nhỏ biểu diễn tự phát.
Mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật tại Triều Tiên đều nhận phải sự quản lý gắt gao từ nhà nước.
Có nhiều nhóm nhạc ra đời với một sự mệnh nhất định. Có những nhóm nhạc chuyên hát tại nhà hát để phục vụ lãnh đạo. Có những nhóm nhạc mà sân khấu thường xuyên của họ là bên bờ ruộng và khán giả trung thành là những cô bác nông dân.
Xuất hiện ở những sân khấu đặc biệt này nhưng yêu cầu về nghệ sĩ cũng rất cao. Hầu hết các nghệ sĩ có mặt phải ăn mặc theo quân phục, biểu diễn tác phong nghiêm túc.
Đặc biệt những bài hát cổ vũ tinh thần cho nông dân cũng là những bài ca ngợi chủ tịch, ca ngợi lãnh đạo, tôn vinh nhà nước.
Âm nhạc không được dễ dãi
Nữ ca sĩ Hyon Song-wol từng được cho là "người tình" của Chủ tịch Kim Jong un đã bị tử hình.
Tại Triều Tiên có những quy tắc bất thành văn được giới văn nghệ sĩ truyền tay nhau rằng :"Mọi sự sáng tạo cũng không nằm ngoài việc tôn vinh lãnh đạo". Chính vì thế, ngoài một số bài ca ngợi quê hương đất nước, con người, địa danh thì hầu hết âm nhạc Triều Tiên cũng xoay quanh việc ngợi ca các vị chủ tịch ở các thời kỳ.
Điều này có vẻ đi ngược lại sự sáng tạo vô tận trong nghệ thuật nhưng nó lại là quy tắc sống còn tại Triều Tiên. Bởi bất kỳ ai đi ngược lại với nguyên tắc này sẽ rất dễ phải đối diện với nhiều bản án mà thậm chí là tử hình.
Hình ảnh được cắt từ video mà Triều Tiên cho rằng nó là bằng chứng khiến nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác từ dàn nhạc Unhasu và ban nhạc Wangjaesan Light Music bị kết án tử hình.
Hầu hết các nghệ sĩ Triều Tiên đều nhắc nhau những khẩu hiệu kiểu như: “Cùng nhau ca ngợi lãnh tụ vĩ đại”. Bất kỳ sự vượt ra ngoài khuôn khổ nào cũng đều phải “chết”.
Chính vì thế, nó phần nào kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của nghệ thuật âm nhạc, lĩnh vực mà lẽ ra cần sự thăng hoa ở tất cả cảm xúc.
Một trong những vụ việc gây chấn động dư luận liên quan tới "showbiz" Triều Tiên chính là vụ xử tử các thành viên của một ban nhạc Unhasu, trong đó có cả người một thời mà lãnh đạo Kim Jong-un từng say đắm - Hyon Song-wol.
Theo đó, 12 người gồm nhạc sĩ, ca sĩ và vũ công của ban nhạc Unhasu và Gwangjaesan hôm 17.8 bị bắt giữ vì bị cáo buộc tự quay phim sex và bán ra thị trường. Được biết, những video văn hóa phẩm đồi trụy của họ còn bị phát tán sang cả Trung Quốc.
Chẳng những hai vợ chồng nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ trong ban ca vũ nhạc đều bị xử bắn mà gia đình hai họ đều phải tập trung cải tạo lao động dài hạn theo luật "tru di tam tộc" bất thành văn ở Triều Tiên.
Tuy nhiên, khi thực hư đoạn phim sex được công bố thì hóa ra đó lại là một đoạn video ca nhạc mà các ca sĩ nhảy và hát theo một bài hát của Mỹ trong trang phục hiện đại.
Vụ việc đã gây chấn động dư luận thế giới một thời gian khá dài.
Còn nữa...