Cuối tháng 6/1982, Dương Khiết cùng thành viên đoàn có mặt tại Dương Châu. Thời gian này cũng là lúc bà mới được giao nhiệm vụ thực hiện dàn dựng bộ phim truyền hình đầu tiên về một trong Tứ đại danh tác của người Trung Quốc là Tây Du Ký. Lãnh đạo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) giao cho bà đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên, phục trang… gồm 10 người.
Ngoài đội ngũ diễn viên do Dương Khiết phải tự tìm, còn lại 10 nhân viên của đoàn là những thành viên khiến đạo diễn Dương cảm thấy thực sự bất an và đau đầu nhất. Dương Khiết muốn có một đội ngũ nhân viên phải thật chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm, đoàn kết. Nhưng lãnh đạo đài đã giao cho bà bấy nhiêu thành viên thì bà đành chấp nhận, nếu trong trường hợp phát sinh vấn đề sẽ tìm người thay thế.
Trong số này, một nhân vật Dương Khiết không thể không nhắc đến, đó là nhân viên văn phòng của đài Tăng Tâm Ảnh, mọi người trong đoàn thường quen gọi bà là chị Bò vàng. Ông đảm nhiệm vai trò là một trong những nhà sản xuất của đoàn Tây Du Ký khi đó cùng với Dương Khiết, đồng thời kiêm vai trò nắm giữ “kinh tế” rất mát tay của đoàn Tây Du Ký.
Một vị khác mà đài CCTV giao cho Dương Khiết là Ân Tiểu Thường, nhân viên kỹ thuật. Ngoài ra còn có một nhân vật nữa là chế tác phim của đài – Trương Thụy, mọi người thường quen gọi ông là anh Trương thợ mộc, tay nghề mộc của ông đánh đánh giá là cừ khôi. Thêm vào đó là thái độ làm việc cần cù, chịu khó. Trương Thụy một mực muốn được tham gia đoàn Tây Du Ký, dù có được giao làm gì cũng làm, chỉ cần được tham gia với đoàn là mãn nguyện.
Mặc dù lãnh đạo đài không đồng ý vì Trương Thụy đang có tiền sử bệnh tim. Thế nhưng bản thân Trương Thụy một mực đòi phải tham gia bằng được: “Nếu tôi có chết trong đoàn, nhất định không để liên quan gì đến đoàn phim”, Trương Thụy quả quyết. Ngay lập tức sau đó Trương Thụy viết huyết tâm thư: “Bản thân tôi tình nguyện tham gia đoàn Tây Du Ký. Nếu có chết trong đoàn phim, sẽ không để làm liên lụy đến đoàn và lãnh đạo đài…”. Trong đoàn khi đó, Trương Thụy được giao vai trò phụ trách quản lý đạo cụ và sản xuất phim.
Đối với 10 nhân viên trẻ của tham gia đoàn, Dương Khiết vẫn không thực sự hài lòng. Thứ nhất bởi họ chỉ là những người thạo công việc chế tác đồ gia dụng, trong khi kinh nghiệm, kỹ năng và kỹ xảo về điện ảnh thì hoàn toàn không có. Những người này lãnh đạo đài giao cho đoàn Tây Du Ký với lý do giúp “đào tạo”, dù lãnh đạo vẫn nói nước đôi với đạo diễn Dương: “Cho vào đoàn của chị, nếu thấy làm việc tốt thì giữ lại tiếp tục bồi dưỡng, nếu không thì tùy chị cho loại luôn”.
Vì đã được lãnh đạo đài giao cho như vậy, Dương Khiết cũng đành thử xem năng lực và thái độ của 10 thành viên mới trên xem sao. Bà bố trí nhiệm vụ, vị trí cho từng người một phải làm gì. Thời gian mới đến Phú Châu để quay tập Họa khởi Quan Âm viện, khi phim còn chưa tiến hành quay thì xảy ra chuyện hết sức nghiêm trọng. Trong bữa cơm tối, hai thanh niên trong đoàn bỗng nhiên cãi lộn và xô xát. Dương Khiết cũng không hiểu có chuyện gì xảy ra giữa hai thành viên này. Hai người túm áo nhau khiến mọi người trong đoàn xúm vào can ngăn cũng không phải chuyện dễ.
Bất ngờ nhất là lúc một thanh niên cầm chiếc ghế ngồi phi qua người đối diện bên kia. Người cần ném thì không trúng, chiếc ghế tai vạ lại phi trúng đầu Kim Lai/Lục Tiểu Linh Đồng đang cắm cúi ngồi ăn ở bàn bên kia. Máu chảy lênh láng, vết thương lại gần ngay sát mắt, may không trúng vào mắt. Mọi người trong đoàn ai nấy đều sợ hãi và lo lắng, trong khi phim thì chưa tiến hành quay, diễn vien chính của đoàn lại bị trọng thương đến mức này. Thanh niên ném chiếc chế thấy sự việc xảy ra như vậy lập tức hạ hỏa và không nói năng gì thêm. Tuy nhiên anh này vẫn nhất định không chịu nhận lỗi. Đạo diễn Dương Khiết quyết định sa thải anh này và gửi trở lại Bắc Kinh, không thể để những thành viên như người này lại đoàn, ngộ nhỡ sẽ lại xảy ra những vụ tương tự như lần này.
Cứ như vậy, đoàn với 10 người cũng lần lượt rời đoàn với đủ các lý do. Cuối cùng chỉ còn mỗi Hàn Căn Trạch, một nhân viên phục trang tận tâm, sáng dạ và chăm chỉ. Trong đoàn, Hàn Canh Trạch học hỏi về quản lý phục trang từ thây Lý. Với sự nhiệt thành, Tiểu Han can tâm đi cùng đoàn đến cùng, đồng thời cũng học được nghề từ thầy Lý, đến nay ông cũng đã sống được nhờ chính nghề phục trang khi được nhiều đoàn phim mời tham gia hợp tác.
Trong đoàn phim Tây Du Ký có không ít các diễn viên đảm nhiệm vai phụ, diễn viên quần chúng. Ở mỗi tập phim, xuất hiện không ít những nhân vật chính cũng như nhân vật phụ. Ngoài ra, vì đoàn thiếu diễn viên nên các diễn viên chính lẫ phụ trong đoàn còn thường xuyên phải đảm nhiệm thêm vai diễn phụ là chuyện bình thường.Vì số lượng nhân vật trong phim quá nhiều, không thể đi đến đâu cũng có thời gian để tìm và tuyển chọn diễn viên. Như vậy vừa tốn thời gian và tiền bạc. Vì các nhân vật trong vai lũ tiểu yêu trong phim là không ít, hơn nữa còn phải thực hiện làm mặt nạ cho mỗi nhân vật tiểu yêu. Nếu tìm diễn viên ngoài cho mỗi lần quay, tất yếu phải gửi họ đến Bắc Kinh để nghệ sĩ hóa trang Vương Hy Chung lấy mẫu khuôn mặt để tạo mặt nạ.
Như vậy thì làm gì có thời gian để thực hiện việc này. Phương pháp tối ưu nhất là tận dụng các diễn viên, thành viên trong đoàn phim. Họ đều là những người biết diễn kịch, ngoài ra còn biết võ công, tạo hình mỗi người một kiểu, cao thấp, gầy béo cũng đa dạng, phong phú. Những người này được coi như là lớp diễn viên phụ có đóng góp không nhỏ vào thành công cho Tây Du Ký. Trong đoàn, số lượng diễn viên phụ thường không nhiều, chỉ khoảng 7 – 8 người, lúc đông nhất cũng không quá 10 người. Mỗi diễn viên phụ đều được nghệ sĩ Vương Hy Chung có mẫu mặt của họ tại Bắc Kinh, mỗi một nhân vật mà họ cần diễn, đoàn sẽ liên lạc về Bắc Kinh yêu cầu Vương Hy Chung tạo hình mặt nạ nhân vật cho họ là xong. Sau khi hoàn thành sẽ gửi đến đoàn phim và sử dụng ngay cho vai diễn.
Những diễn viên này có thể diễn được nhiều loại nhân vật, họ có thể diễn những vai hành động, đánh võ. Nói chung là những diễn viên văn võ kiêm tài, có thể diễn được đủ vai diễn khác nhau. Ngoài vào vai những tiểu yêu tiểu quái, những diễn viên này còn có thể đảm nhiệm hẳn một vai diễn trong một tập phim. Có thể nói họ đều là những người hùng vô danh, dưới đây đạo diễn Dương Khiết sẽ giới thiệu qua về một vài diễn viên phụ như vậy.
Hạng Hán, diễn viên Đoàn kịch Tương, tỉnh Hồ Nam. Trong đoàn kịch, Hạng Hán là một trong những diễn viên trụ cột, đồng thời là người có khả năng diễn đầy xuất sắc. Lần đầu khi Dương Khiết thực hiện quay kịch truyền thống ở Hồ Nam và gặp Hạng Hán, đồng thời ông để lại cho đạo diễn Dương ấn tượng sâu sắc. Các vai diễn của Hạng Hán trong phim Tây Du Ký có thể nói là một trong những diễn viên thể hiện nhiều nhân vật nhất trong đoàn Tây Du Ký.
Có thể kể đến các vai của ông như (1) nhân vật một anh ngư dân trên đường gặp Ngộ Không tìm đạo trường sinh ở tập 1 - Hầu Vương sơ vấn thế; (2) - Vai yêu tinh sư tử tóc vàng, kẻ đã đánh cắp hết vũ khí của 3 huynh đệ Tôn Ngộ Không (gậy thiết bảng Như Ý), Trư Bát Giới (bờ cào 9 răng bằng sắt, được luyện ở Thiên Đình, nặng khoảng 5.048kg) và Sa Tăng (cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048 kg) trong tập 23 - Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu; (3) Vai một trong các đệ tử (giữa) của Bồ Đề sư tổ, đồng môn với Ngộ Không trong tập 1. (4) Vai một con khỉ già đầu đàn (phải) của Ngộ Không khi còn ở Hoa Qủa Sơn; (5) Vai Thuận Phong Nhĩ, một thiên tướng có khả năng nghe thấu khắp nhân gian.
(6) Vai tên cướp (giữa) ở tập 5 - Hầu vương bảo Đường Tăng, toán cướp sau bị Tôn Ngộ Không đánh chết không còn một tên; (7) Vai Hắc hùng tinh – từng là tiểu đồng của Quan Âm Bồ Tát Nam Hải trong tập 6 - Họa khởi Quan Âm viện khi câu kết với sư trụ trì Kim Trì trưởng lão đánh cắp áo cà sa của Đường Tăng hòng thành phật; Vai cao tài trong trong tập Thu phục Trư Bát Giới; (8) Vai Cao Tài, một nho sinh của Cao lão trang trong tập 7 -Thu phục Trư Bát Giới. (9) Vai một trong các hòa thượng tại chùa Quan Âm trong tập 6 - Họa khởi Quan Âm viện. (10) Vai A Nan (phải) đại đồ đệ của Phật Tổ Như Lai và nhân vật Ca Diếp trong tập 25 khi thầy trò Đường Tăng đã tới được Thiên Trúc thỉnh kinh thành công.
Trong tập phim Ăn trộm quả nhân sâm, Hạng Hán vào vai nhân vật Thổ Địa. Hàng loạt những vai diễn khác như Bắc Hải Long Vương, Đa Môn thiên vương, Xích cửu mã hầu, Qủy phán ở Quán Giang Khẩu, Đạo sĩ ở Ngũ Trang quán, Đạo sĩ núi Hiệu Sơn…
Trong Tây Du Ký, đa phần các vai diễn của Hạng Hán đều là những vai phản diện. Khi còn ở Đoàn kịch Tương, ấn tượng mà Hạng Hán khiến Dương Khiết nhớ mãi là khi ông thể hiện được những ca khúc kịch như Thảo học tiền, Lưu Hải tiều phu… Ngoài ra, Hạng Hán còn là một người rất vui tính, có thể pha trò, kể những câu chuyện hết sức bình thường trở nên sống động, hài hước khiến mọi người trong đoàn nghe đều cười vỡ bụng. Với những đóng góp cho bộ phim Tây Du Ký, không thể không nhắc đến những cống hiến to lớn của Hạng Hán.
Kỳ tiếp theo: Đạo diễn Tây Du Ký nhầm tưởng Na Tra với anh bán trứng rong