Vắc xin COVID-19 sẽ thực sự “cứu” được kinh tế toàn cầu từ lúc nào?

Trung Mến |

Việc giảm được tỷ lệ ca lây nhiễm COVID-19 đồng nghĩa với chính phủ sẽ không cần phải tiếp tục đóng cửa các cảng biển, nhà máy và hoạt động thiết yếu với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu đang chững lại khi mà tình trạng lây nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang trở nên tệ hại hơn. Chính phủ nhiều nước đang cố gắng tăng tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 với hy vọng sẽ mang đến tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Theo Wall Street Journal, quan điểm trên cho rằng việc tăng được tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 sẽ giúp giảm đi nỗi lo lắng của người tiêu dùng về khả năng lây nhiễm COVID-19, người dân sẽ chi tiêu thêm vào việc đi du lịch, ăn uống, đi xem hòa nhạc hoặc nhiều hoạt động khác cần đến sự tiếp xúc tương đối với con người.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ rằng liệu tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cao hơn có giúp giải quyết được vấn đề. Tại châu Âu, tăng trưởng kinh tế đã lên cao cùng với tỷ lệ tiêm chủng. Tuy nhiên tại Mỹ, hoạt động kinh tế đã chững lại đáng kể trong mùa hè khi mà biến chủng delta lây lan mạnh bất chấp tỷ lệ tiêm chủng tăng cao.

Thực tế này cho thấy có nhiều yếu tố khác đang cần được tính đến tại nhiều bối cảnh kinh tế khác nhau, chính vì thế sẽ cần đến sự kết hợp của nhiều chính sách khác nhau nhằm duy trì được đà phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết họ vẫn tin tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 cao sẽ giúp kéo dài thời gian kinh tế tăng trưởng mạnh sang đến năm sau.

Chuyên gia kinh tế kiêm dịch tễ học tại đại học University of Cambridge, ông Flavio Toxvaerd, nhận xét: “Tất cả những chỉ báo bây giờ cho thấy rằng COVID-19 sẽ còn kéo dài, tuy nhiên nhiều người hy vọng rằng mọi chuyện sẽ có thể được xử lý thông qua vắc xin COVID-19. Chính sách thực tế nhất ở thời điểm này chính là tiêm vắc xin COVID-19 cho càng nhiều người càng tốt”.

Nhiều nhà hoạch định chính sách đang rất nỗ lực. Tháng 8/2021, Pháp yêu cầu những người muốn đến quán bar, nhà hàng và nhiều khu vực khác cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, đây cũng có thể coi như hộ chiếu vắc xin.

Dù rằng biện pháp ban đầu được áp dụng để giảm tử vong và bệnh nặng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói đến việc liên kết giữa mục tiêu này với mục tiêu kinh tế khi thông báo về chương trình tiêm vắc xin COVID-19 hồi tháng 7: “Mùa hè này sẽ là mùa hè của hoạt động phục hồi kinh tế”.

Tại Mỹ, gần đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây thông báo rằng tất cả các doanh nghiệp với từ 100 nhân viên trở lên sẽ cần phải yêu cầu nhân viên phải tiêm vắc xin COVID-19 hoặc xét nghiệm COVID-19 hàng tuần.

Chính phủ Italy vào ngày thứ Năm công bố sẽ yêu cầu tất cả nhân viên cần có chứng nhận điện tử cho thấy họ đã tiêm vắc xin COVID-19. Khảo sát vào tháng 8 thực hiện với các doanh nghiệp sản xuất cho thấy chỉ số hoạt động của ngành dịch vụ giảm đi khi mà nhiều người tiêu dùng không muốn tiêm vắc xin COVID-19 quyết định ăn uống và giải trí tại nhà.

Chỉ số của các hoạt động kinh tế tương lai, ví như của chỉ báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cũng cho thấy sự suy giảm trong những tháng tới.

“COVID chắc chắn chưa qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục gây gián đoạn đến tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia kinh tế tại Jefferies Group – ông Marchel Alexandrovich cho hay.

Nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng tác động của virus corona và tình trạng kẹt của chuỗi cung ứng sẽ hạ nhiệt từ đầu năm 2022 bởi tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 tăng dần lên. Chuyên gia kinh tế tại BNP Paribas hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2021 xuống còn 6% từ mức 6,9%; tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống còn 8,2% từ 8,7%. Tuy nhiên BNP Paribas nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 lên 5,3% từ 4,7%; tăng trưởng Trung Quốc lên 5,6% từ 5,3%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại