Daily Mail ngày 18-8 dẫn lời Chủ tịch Sinopharm Liu Jingzhen cho biết khi các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối cùng hoàn tất, các nhà sản xuất có thể bào chế 220 triệu liều mỗi năm.
Dù vậy, các cuộc thử nghiệm ban đầu cho thấy mỗi người cần 2 hoặc thậm chí 3 liều để đạt miễn dịch 100%. Dân số của Trung Quốc hiện khoảng 1,4 tỉ người và điều này đồng nghĩa những quốc gia giàu có, như Anh hay Mỹ, cũng khó có thể mua được vắc-xin của Sinopharm.
Chủ tịch Jingzhen cũng không bình luận về việc liệu vắc-xin của họ có được bán ra thị trường nước ngoài hay không.
Kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 và 2 cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả. Dù vậy, vắc-xin vẫn chưa được chứng minh là có thể giúp một người ngừa Covid-19.
Trung Quốc thời gian qua cạnh tranh với các công ty Mỹ, Anh và Đức trong cuộc đua phát triển vắc-xin ngừa Covid-19. Ít nhất 8 ứng viên vắc-xin được phát triển tại Trung Quốc đang được thử nghiệm. Tất cả đều đang ở giai đoạn khác nhau của các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Vắc-xin ngừa Covid-19 của Công ty dược Trung Quốc Sinopharm có giá bán dự kiến 144 USD cho 2 liều. Ảnh: AP
Nga tuần trước trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc-xin ngừa Covid-19, được đặt tên là Sputnik V, sau 2 tháng thử nghiệm trên cơ thể người.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định vắc-xin của Nga "hiệu quả, tạo miễn dịch mạnh" và được phê duyệt sau khi vượt qua mọi kiểm tra cần thiết.
Dù vậy, nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại liên quan đến vấn đề an toàn, đặc biệt là khi vắc-xin của Nga được phê duyệt trước giai đoạn thử nghiệm 3 (giai đoạn thử nghiệm cuối cùng).
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định với hãng tin Interfax rằng những nghi ngờ xoay quanh vấn đề an toàn của Sputnik V là vô căn cứ và xuất phát từ sự cạnh tranh.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định vắc-xin của Nga an toàn, hiệu quả, tạo miễn dịch mạnh. Ảnh: Reuters