Sự va chạm của hai ngôi sao neutron đã sinh ra nhiều vàng và bạch kim hơn các vụ va chạm giữa sao neutron với hố đen.
Các nhà khoa học đã báo cáo nghiên cứu này vào ngày 25/10 trên tạp chí Astrophysical Journal Letters rằng, vụ va chạm của hai ngôi sao neutron có thể sinh ra nhiều vàng hơn vụ va chạm của một ngôi sao neutron với một hố đen.
Để tạo ra các nguyên tố nặng sau một trong hai loại va chạm, vật liệu sao neutron phải được ném vào không gian, nơi một loạt các phản ứng hạt nhân được gọi là quá trình có thể biến đổi vật liệu.
Lượng vật chất thoát ra ngoài không gian, nếu có, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, trong các vụ va chạm của sao neutron và hố đen, hố đen phải tương đối nhỏ, hoặc "không có hy vọng gì cả", nhà vật lý thiên văn Hsin-Yu Chen của MIT cho biết.
“Nó sẽ nuốt chửng ngôi sao neutron ngay lập tức, mà không đẩy ra bất cứ thứ gì”, Hsin- Yu Chen nói.
Chen và các đồng nghiệp đã xem xét một loạt các khả năng về đặc tính của sao neutron và hố đen, chẳng hạn như sự phân bố khối lượng của chúng và tốc độ quay của chúng. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tính toán khối lượng đẩy ra của từng loại va chạm trong các điều kiện khác nhau đó.
Trong hầu hết các tình huống, sự hợp nhất giữa sao neutron và hố đen tạo ra một lượng nguyên tố nặng ít hơn so với bộ đôi sao neutron.
Các sao neutron là phần lõi còn lại sau khi một ngôi sao đã chết, bị sụp đổ. Phần "hài cốt" này có mật độ vật chất vô cùng dày đặc. Nó sẽ nặng cỡ nửa triệu lần trái đất nhưng đường kính chỉ tầm 20 km. Chúng rất nóng, ước tính khoảng 1 triệu độ, có tính phóng xạ cao và từ trường vô cùng mãnh liệt.