Thực trạng đáng buồn của cà phê Việt
Theo số liệu từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao đưa ra, năm 2017 Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng có tới 90% cà phê xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt vẫn chưa thể ghi tên mình trên bản đồ thế giới.
Trong khi đó nhìn về thị trường nội địa, người tiêu dùng Việt Nam hằng ngày phải đối mặt với thực trạng đáng sợ rằng: thứ cà phê vẫn đang rao bán hằng ngày là cà phê sạch, cà phê nguyên chất kia thực ra chỉ là cà phê trộn phụ gia, tạp chất.
Cũng không ngạc nhiên gì khi Việt Nam hằng năm phải nhập 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc.
Trong khi cà phê về cơ bản đã là một thực thể hoàn chỉnh, chẳng cần phải pha trộn hay chế biến theo công thức gì mới được gọi là chuẩn cà phê.
Ở các nước châu Âu, họ sử dụng cà phê nguyên chất và chỉ "đẽo gọt" để cho thức uống này hoàn hảo hơn. Dần dà, người Việt quen với vị cà phê tạp chất, đen, đặc quánh mà không hề hay biết rằng, cà phê thật ... khác xa.
"Tại sao những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài?"
"Cách đây vài năm, trong một chuyến bay của hãng Việt Nam, tôi có kêu một ly cà phê để uống nhưng sau đó bỏ dở vì hương vị toàn mùi hương liệu, hóa chất. Sau khi phản ánh với hãng bay, tôi lại suy nghĩ: Sao mình không làm cà phê nguyên chất chuẩn quốc tế cho người dùng Việt?".
Bắt đầu từ ý tưởng chợt sáng đó, chàng trai gốc Hải Phòng Phan Minh Thông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh - một trong những DN tư nhân xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam đã quyết tâm đem những hạt cà phê ngon nhất về cho người Việt.
Mang trong mình mộng lớn, ông Thông bắt tay vào hiện thực hóa nó. Bằng tuyên bố "bán cà phê không giống ai", ông Thông chỉ bán sản phẩm 100% nguyên chất rang xay, xác nhận từ hai tiêu chuẩn UTZ và BRC của châu Âu.
Muốn có chất lượng cà phê tốt nhất theo tiêu chuẩn UTZ (tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc), mỗi nông hộ sản xuất cà phê cần đảm bảo các yêu cầu khắt khe như: không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng, tỷ lệ trái chín, ít nhất là 90%...
Chưa hết, Bộ UTZ còn yêu cầu nông hộ đảm bảo những quy định về mặt xã hội và môi trường như: không được sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo chính sách tiền lương, bảo vệ bền vững và đa dạng môi trường thông qua những việc tưởng chừng đơn giản nhưng khó làm như bảo vệ loài thú quý hiếm và loài cây cộng sinh… để che bóng, giữ ẩm cho cà phê.
Với UTZ, sản xuất cà phê phải đi đôi với bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân sinh. Xuất phát từ ý nghĩa nhân văn đó, cà phê mới đích thực là cà phê chuẩn được.
Áp dụng tiêu chuẩn UTZ đến từng nông hộ
Quy trình quản lý BRC nghiêm ngặt trong nhà máy
Lối đi nào cho cà phê Việt?
Với những nỗ lực mang cà phê sạch đến cho người Việt, K Coffee của Phúc Sinh đã đạt được 2 chứng nhận cao nhất về chuẩn cà phê quốc tế.
Nếu chuẩn UTZ là chứng nhận sản phẩm đạt đúng quy trình từ khâu trồng, thu hoạch cho đến thành phẩm, đòi hỏi người trồng cà phê phải đặt uy tín của mình lên từng tách cà phê thì chứng nhận BRC quy định rõ về an toàn thực phẩm, lưu trữ, bao bì và nguyên liệu bao bì, đại lý và môi giới toàn cầu.
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu của hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (BRC - British Retail Consortium), được Sáng kiến An toàn về thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận.
UTZ và BRC chính là hai chuẩn hướng đến của cà phê sạch quốc tế nói chung và cũng là hướng đi mà cà phê Việt nên hướng về.
Lận đận mãi với xuất khẩu mà vẫn chưa ghi tên mình trên bản đồ cà phê thế giới, sao các doanh nghiệp không thử đầu tư và đặt toàn bộ tâm huyết, quyết tâm đưa cà phê ngon về cho người Việt.
Đừng để "những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài". Bởi người Việt có quyền được thưởng thức hương vị cà phê ngon sạch được trồng trên đất của chính mình.
Một góc trưng bày sản phẩm cà phê K Coffee tiêu chuẩn UTZ & BRC cung cấp thị trường nội địa
Những sản phẩm K Coffee bán chạy và được người tiêu dùng yêu thích