Ứng dụng H&M nhận bão 1 sao từ cộng đồng mạng Việt Nam

Nhật Anh |

Không dừng lại ở đó, hàng loạt hội nhóm cũng được lập ra trên Facebook với mục tiêu kêu gọi "tẩy chay H&M" tại Việt Nam.

Không lâu sau khi làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội Việt bùng nổ với thương hiệu thời trang nhanh H&M, mới đây ứng dụng có tên H&M One Team - Employee App trên cửa hàng Google Play cũng trở thành đối tượng công kích.

Cụ thể, ứng dụng này đã nhận về khoảng 1.000 lượt đánh giá 1 sao từ cộng đồng mạng Việt Nam, khiến cho mức điểm của phần mềm này nhanh chóng bị kéo tụt xuống 1 sao. Theo nội dung mô tả, đây là ứng dụng dành riêng cho các nhân viên của H&M tại Hà Lan và không liên quan gì đến hoạt động mua sắm online của khách hàng.

Ứng dụng H&M nhận bão 1 sao từ cộng đồng mạng Việt Nam - Ảnh 1.

Trên Facebook, hàng loạt hội nhóm với mục đích "tẩy chay H&M" đã được thành lập và nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn thành viên. Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng mạng còn tràn vào các bài đăng trên fanpage của H&M Việt Nam để công kích, bày tỏ thái độ giận dữ trước hàng loạt bài đăng của nhãn hàng này.

Ứng dụng H&M nhận bão 1 sao từ cộng đồng mạng Việt Nam - Ảnh 2.
Ứng dụng H&M nhận bão 1 sao từ cộng đồng mạng Việt Nam - Ảnh 3.

Trên nền tảng Twitter, những hashtag như #Apologize_to_Vietnam (Hãy xin lỗi Việt Nam), #BoycottHM (Tẩy chay H&M) hay #TaychayHM liên tục lọt top thịnh hành với hàng nghìn chủ đề thảo luận.

Được biết, H&M vào Việt Nam từ năm 2017. Sau 3 năm kinh doanh tại Việt Nam, hãng đã có 12 cửa hàng, trong đó, 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 ở TP.HCM, 3 ở Hạ Long, Đà Nẵng, Cần Thơ. Hoạt động kinh doanh cũng liên tục tăng trưởng tốt. Trong đó, doanh thu thuần năm 2019 của hãng tại Việt Nam là hơn 1.114 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 717 tỷ đồng năm 2018. Như vậy, trung bình người tiêu dùng Việt Nam đã bỏ ra ít nhất 3 tỷ đồng mỗi ngày cho hoạt động mua sắm tại H&M.

Riêng trong quý I/2021, hãng đạt hơn 386 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện tại, làn sóng tẩy chay H&M tại Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống. Tất nhiên, đây cũng không phải lần đầu H&M đối mặt với sóng gió từ dư luận nói chung.

Đầu năm 2018, H&M đã sử dụng người mẫu nhí da đen mặc chiếc áo in dòng chữ "coolest monkey in the jungle" (chú khỉ ngầu nhất trong rừng), bên cạnh đó là 2 mẫu nhí da trắng, một mặc áo hình thú không in chữ, một mặc áo in hình hổ kèm dòng chữ "survival expert" (chuyên gia sinh tồn).

Những hình ảnh này khiến nhiều người phẫn nộ và cáo buộc hãng thời trang Thụy Điển phân biệt chủng tộc. H&M sau đó phải lên tiếng xin lỗi.

Không những vậy, H&M trong năm 2018 còn chứng kiến tồn kho quần áo kỷ lục lên tới 4,3 tỷ USD do không bán được hàng. Nhiều ý kiến cho rằng, các thiết kế của H&M lỗi thời và không cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại