180 tấn đạn dược của Mỹ đáp xuống sân bay Ukraine. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Kiev
“Hai máy bay chở thiết bị hỗ trợ của Mỹ đã đến Kiev sáng nay để giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine. Đây là một phần trong gói hỗ trợ trị giá 200 triệu USD được phê duyệt trước đó, gồm nhiều đạn dược và lựu đạn vác vai”, Đại sứ quán Mỹ cho biết trong một thông báo trên Twitter.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - Oleksii Reznikov, lô đạn dược này lên tới 180 tấn.
Đến thời điểm hiện tại, Ukraine đã đón 17 chuyến bay chở thiết bị quân sự từ Mỹ và nhận gần 1.500 tấn đạn dược. Tổng cộng, Washington sẽ điều khoảng 45 máy bay chở hàng viện trợ đến Ukraine.
Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Kiev |
Cũng trong ngày 13/2, Ukraine đã nhận được một lô hàng gồm hệ thống tên lửa phòng không Stinger, xe Humvee và đạn dược từ Lithuania (quốc gia thành viên NATO).
Ukraine nhận lô đạn dược, tên lửa, xe Humvee từ Lithuania. Ảnh: Reuters |
Lô vũ khí từ Lithuania được dỡ xuống tại sân bay Boryspil (ngoại ô Kiev, Ukraine). Ảnh: Reuters |
Ảnh: Reuters |
Ảnh: Reuters |
Các quan chức quân sự cho biết Ukraine đã tăng cường đáng kể năng lực quân sự với sự giúp đỡ từ các đồng minh. Trong đó có hệ thống chống tăng của Mỹ và Anh, máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal tuần trước cho biết các nước đồng minh đã cung cấp cho Kiev khoản hỗ trợ quân sự trị giá 1,5 tỷ USD.
Tính riêng trong tháng 1, Mỹ đã chuyển giao 79 tấn khí tài quân sự cho Ukraine , trong đó có khoảng 300 hệ thống chống tăng Javelin. Tương tự, Anh cũng gửi một lượng lớn vũ khí, cung cấp vũ khí chống tăng NLAW, cũng như triển khai thêm các huấn luyện viên quân sự để hướng dẫn lực lượng Ukraine sử dụng các hệ thống này.
Các quan chức và báo giới phương Tây từng nhiều lần cáo buộc Nga đang lên kế hoạch tấn công Ukraine , nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể. Mátxcơva liên tục bác bỏ các cáo buộc, khẳng định nước này không có kế hoạch tấn công Ukraine, đồng thời nói thêm rằng việc điều động binh sĩ bên trong lãnh thổ Nga là việc riêng của Mátxcơva.