Theo Bloomberg, trước đó, cổ phiếu này đã sụt tới 75% từ mức đỉnh 54,7 USD và tiếp tục giảm hơn 20% trong phiên giao dịch ngày 31/10 sau khi Under Armour công bố lợi nhuận quý 3 giảm gần 5% so với cùng kỳ năm trước - thấp nhất kể từ năm 2005.
Under Armour cũng lần thứ hai trong 2 tháng hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm và tuyên bố dừng sản xuất một số dòng sản phẩm trong quý 4.
Kevin Plank, nhà sáng lập thương hiệu thời trang này, từng sở hữu tài sản lên tới 4,2 tỷ USD vào tháng 9/2015, giờ chỉ còn khoảng 1,7 tỷ USD, theo xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.
Trong thông báo kết quả kinh doanh, Kevin Plank cho biết vấn đề lớn nhất của Under Armour hiện tại là doanh số của hãng tại Mỹ giảm mạnh.
Under Armour đang tích cực mở rộng ra thị trường quốc tế dù thị phần còn khá khiêm tốn.
Hiện công ty có trụ sở tại Baltimore, Maryland này đang cố gắng mở rộng ra thị trường quốc tế, với doanh số trong quý 3 có xu hướng tăng tại châu Âu, Mỹ Latin và châu Á, nhưng thị phần vẫn khá khiêm tốn. Trong khi đó, doanh thu tại Bắc Mỹ - chiếm tới hơn 75% tổng doanh thu của hãng - lại giảm 12% trong quý so với năm trước.
Đây là sự thụt lùi tồi tệ của thương hiệu thời trang này, khi mà không lâu trước đó, Under Armour vẫn đang giành giật thị phần với Nike và Adidas.
Chưa hết, Under Armour còn lâm vào khủng hoảng truyền thông hồi đầu năm sau khi Plank đồng ý gia nhập hội đồng cố vấn (giờ đã giải tán) của Nhà Trắng và nói rằng "một tổng thống ủng hộ doanh nghiệp là tài sản quốc dân thực sự".
Nhiều vận động viên chuyên nghiệp đã lên tiếng phản đối Tổng thống Trump và hiển nhiên không hài lòng với phát ngôn của CEO thương hiệu thời trang thể thao này. Cũng vì vậy, Plank, cũng như nhiều CEO khác, bắt đầu "tránh xa" Tổng thống Trump.
Trong khi Under Armour cùng đối thủ Nike đang lâm vào khủng hoảng thì Adidas lại tăng trưởng tốt trong năm qua. Kể cả hãng Even Skechers cũng đang hồi sinh nhanh chóng.
Theo Neil Saunders, Giám đốc điều nhà hãng nghiên cứu GlobalData Retail, Under Armour nên tiếp tục tập trung vào mở rộng ra các thị trường quốc tế đang có triển vọng tốt.
"Under Armour chưa quá sa sút đến mức không thể cứu vãn, nhưng thời hoàng kim với tăng trưởng hai con số đã qua rồi. Giờ là lúc phải vận động không ngừng và trở nên ạnh tranh hơn", Saunders viết.
Từng là học sinh cá biệt bị đuổi khỏi trường trung học, nhưng nhờ tài năng bóng đá, Kevin Plank được một trường khác nhận và sau này trở thành cầu thủ đội bóng đá của đại học Maryland.
Vốn không thích những chiếc áo thi đấu ướt đẫm mồ hôi, ông đã nảy ra ý tưởng thiết kế loại trang phục thể thao thấm hút mồ hôi và khai sinh Under Armour trong tầng hầm nhà bà mình tại Washington, Mỹ. Lên sàn vào năm 2005, hiện thương hiệu này có vốn hoá thị trường 5,24 tỷ USD.