Tuyệt đối không được làm 2 điều chúng ta vẫn làm này khi cúng 'cô hồn' dịp Rằm tháng 7

Ngọc Hà |

Cúng 'cô hồn' là một nghi lễ dân gian được nhiều người dân thực hiện qua nhiều đời, với mong muốn tốt đẹp là an ủi phần nào cho các linh hồn khốn khổ của những người từng sống lang thang, chết oan không nơi nương tựa, không người thờ phụng, để họ được hưởng ít hương hoa, đồ thờ cúng ở trần gian dịp tháng 7 hàng năm.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Matster Phùng Phùng, cần tuyệt đối tránh một số điều khi làm lễ cúng và chuyên gia hướng dẫn về vấn đề này như sau.

Lễ cúng cô hồn

Tục lệ cúng cô hồn ( xá tội vong nhân ) theo ghi chép cổ xưa lễ này bắt nguồn từ chuyện ngài Anan gặp quỷ miệng lửa (Diệm khẩu quỷ) - là loại ngạ quỷ quái dị, thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa - tới báo 3 ngày nữa ngài sẽ chết, luân hồi vào cõi ngạ quỷ mặt đen và hình dáng như nó.

Nhưng nếu ngài bố thí cho quỷ đói mỗi đứa 1 hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam bảo quỷ được lên cõi trên, ngài Anan được tăng phúc thọ.

Ngài đem chuyện bạch Phật, được cho bài chú "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni" để tụng trong lễ cúng và được tăng phúc thọ. Từ đó tục cúng cô hồn lưu truyền tới ngày nay, là ghi chép cổ xưa nhất.

Tuyệt đối không được làm 2 điều chúng ta vẫn làm này khi cúng cô hồn dịp Rằm tháng 7 - Ảnh 1.

Tục lệ cúng cô hồn nhằm xá tội cho người chết, bố thí cho những vong hồn không có ai thờ cúng. Ảnh minh họa.

Tục lệ cúng cô hồn nhằm xá tội cho người chết, bố thí cho những vong hồn không có ai thờ cúng , tiêu trừ oan nghiệt... nên mới có câu: "Tháng 7 ngày rằm xá tội vong nhân" - và đó là một buổi lễ cầu siêu.

Tháng 7 âm lịch có lễ xá tội vong nhân rất lớn ở các chùa – nhất là các chùa lớn như Linh sơn tự, Vân sơn tự ở Tam Đảo, các khóa lễ cầu siêu có hàng ngàn người tham dự.

Lễ xá tội vong nhân được hiểu là lễ cầu siêu và có lễ thí thực cho vong linh thiếu phước, các cô hồn vất vưởng, lang thang "miếu nhỏ không thu, miếu lớn không nhận" mà thành vất vưởng, oán hận.

Cúng cô hồn là hành động bố thí, tùy tâm, cầu mong cho các cô hồn được no đủ. Trong lễ này gia chủ có lễ mọn lòng thành cùng bài khấn cầu mong những vong hồn đó không phá phách cõi trần.

Nếu thờ cúng thành tâm cao nhất thì có thể vong hồn nào đó sẽ trở thành "quý nhân" giúp hóa giải việc xấu.

Cúng cô hồn có thể cúng, có thể không, vì đây là bố thí, làm phúc chứ không bắt buộc. Nếu muốn và có tâm thì làm. Còn làm vì mục đích khác thì chưa thể hiện đúng tinh thần nghi lễ này.

Bài khấn cúng cô hồn thì có trong nhiều sách. Nhưng cúng đủ, đúng nghi lễ, văn khấn thì có nhiều sách viết, nên tham khảo cuốn Văn khấn nôm có bán ở các chùa, hay mới đây là bộ sách Mật pháp bách bộ thần giải có hướng dẫn việc giải trừ âm khí chu đáo, các việc cần làm, cần tránh, những kiêng kị trong tháng 7 âm lịch, cách tăng năng lượng dương, sinh khí, kích hoạt tài vận…

Tuyệt đối không được làm 2 điều chúng ta vẫn làm này khi cúng cô hồn dịp Rằm tháng 7 - Ảnh 2.

Không cúng cô hồn có sao không, có phù hợp không?

Quan niệm trong dân gian nhiều vô kể về kiêng kị, lễ bái, cúng chúng sinh, cô hồn… trong tháng 7 âm. Nhưng tóm lại có mấy điểm quan trọng nhất mà nếu bạn tin theo phong thủy và quan niệm dân gian cần tuyệt đối tránh như sau:

1. Không cúng cô hồn trong nhà – là điểm cực kỳ quan trọng. Cúng thí thực - kể cả Rằm tháng 7, tháng 8, hay mùng 1 và rằm khác, lễ động thổ, cất nóc, tân gia… đều tuyệt đối không cúng chúng sinh trong phần đất nhà mình.

Hãy rải bạt xuống đất - ngoài địa giới đất nhà mình rồi bày đồ cúng lên đó - nhất định phải là phần đất bên ngoài nhà mình.

Cúng thí thực là để cho những oán linh, vong linh bơ vơ, nếu làm lễ cúng này trong nhà thì không khác gì mời cô hồn vào nhà. Bàn thờ nhà nào được bốc bát hương Thần linh Thổ địa đúng cách thì cô hồn bị quan Thần linh đuổi đi.

Nhưng nhà nào thờ cúng quan Thần linh không đúng thì rất có thể cô hồn tự ý lưu lại. Vong tốt thì nương nhờ gia chủ, vong xấu thì đeo bám gia chủ, khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, và người dân thì không sao biết được đâu là vong tốt, đâu là vong xấu.

Tuyệt đối không được làm 2 điều chúng ta vẫn làm này khi cúng cô hồn dịp Rằm tháng 7 - Ảnh 3.

Cúng cô hồn không được đọc tên tuổi địa chỉ cúng vong. Ảnh minh họa.

2. Không đọc tên tuổi địa chỉ cúng vong

Vong có thiện vong và tà vong, cho nên văn khấn cúng cô hồn không nên khấn hay ghi tên tuổi địa chỉ gia đình. Các thầy cúng chuyên nghiệp đều biết việc này. Người dân tự khấn vái ở nhà càng tuyệt đối không đọc tên tuổi địa chỉ nhà ở.

Những lưu ý khác:

- Khi cúng xá tội vong nhân ngoài trời thì tránh trang phục không nghiêm chỉnh.

- Tránh mặc màu u ám (như đen toàn bộ, xám toàn bộ).

- Tránh cơ thể đang bẩn thỉu, hay đi tang lễ về mà làm việc này là không phù hợp.

- Tuyệt đối không để phụ nữ có thai, người già yếu (trên 60 tuổi) tham gia lễ cúng. Phong thủy cho rằng ngoài 60 tuổi là đã qua 1 vòng hoa giáp, dương khí có xu hướng xuống, nên vui lòng không ở gần mâm cúng cô hồn khi đã lên hương, bởi lúc đó nhiều oán linh, cô hồn tới tranh ăn sẽ ảnh hưởng tới nhân khí yếu ớt của người già.

Lễ Vu lan và cúng cô hồn làm 1 ngày thì lễ nào trước, lễ nào sau

Lễ Vu lan và cúng cô hồn nhiều nhà làm cùng 1 ngày, nhưng 2 địa điểm thực hiện cúng thì khác nhau:

- Cúng Vu lan với người thân đã mất thường cúng trong ban thờ gia tiên.

- Cúng cô hồn ngoài nhà - và là lễ cúng cuối cùng trong tất cả các buổi lễ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại