Từng tính đưa '3 vạn quân' cứu nước láng giềng, vì sao người Trung Quốc 'vỗ tay lên trán' nói không được?

Hoài Giang |

Bài viết được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.

Tính tung '3 vạn quân' cứu nước láng giềng

Vào năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp thì Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã bất ngờ đưa ra một cảnh báo toàn cầu. Cụ thể FAO dự đoán dịch châu chấu có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Tại thời điểm đó tổ chức này ước tính số châu chấu ở Kenya, Ethiopia và Somalia đã đạt 360 tỷ con, điều đáng nói là loài gây hại này có thể từ Châu Phi, bay qua Biển Đỏ để đến Châu Á.

Đã có ghi nhận bầy châu chấu xuất hiện và gây thiệt hại cho nông nghiệp ở Pakistan và Ấn Độ - rất gần với Trung Quốc.

Là nước có mối quan hệ sâu sắc với Pakistan, thời điểm đó truyền thông Trung Quốc đã đăng tải nhiều bài viết nêu ra các giải pháp "cứu viện" nước láng giềng khỏi dịch châu chấu.

Từng tính đưa 3 vạn quân cứu nước láng giềng, vì sao người Trung Quốc vỗ tay lên trán nói không được? - Ảnh 1.

Đa phần các bài viết này đề cập tới một thử nghiệm được cho là thành công ở Tân Cương (Trung Quốc) vào năm 2000.

Được biết vào tháng 5 năm đó, diện tích đất nông nghiệp ở Tân Cương bị ảnh hưởng bởi châu chấu đã lên tới 30 triệu mẫu Anh. Lúc đầu, phương pháp phổ biến nhất để diệt châu chấu là dùng thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên do vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nên người Trung Quốc đã tính tới việc sử dụng phương pháp sinh học để kiểm soát châu chấu đó là dùng gà.

Nhằm khuyến khích nông dân Tân Cương nuôi gà chống châu chấu, Trung Quốc còn đưa ra mức trợ cấp cho mỗi con gà là 30 Nhân dân tệ (khoảng 100 nghìn đồng).

Từng tính đưa 3 vạn quân cứu nước láng giềng, vì sao người Trung Quốc vỗ tay lên trán nói không được? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, một khó khăn đã phát sinh trong quá trình thực hiện đó là hóa ra gà có sức đề kháng kém trước dịch bệnh. Cuối cùng người Trung Quốc phát hiện ra rằng vịt không những có năng lực diệt châu chấu tương đương gà mà còn chống chịu dịch bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên vào thời điểm đó hầu hết nông dân ở Tân Cương đều nuôi gà và ít nuôi vịt - và người Trung Quốc đã phải chuyển 30.000 con vịt từ Tỉnh Chiết Giang tới khu vực này.

Sự xuất hiện của "3 vạn quân" đã nhanh chóng giải quyết vấn đề châu chấu ở Tân Cương, giúp khôi phục 1 triệu mẫu đất nông nghiệp chỉ trong vòng 3 tháng.

Từ thực tế này, nhiều người Trung Quốc cho rằng đã tới lúc đưa "đạo quân" này tới giúp nước láng giềng Pakistan.

Từng tính đưa 3 vạn quân cứu nước láng giềng, vì sao người Trung Quốc vỗ tay lên trán nói không được? - Ảnh 3.

'Vỗ tay lên trán' nói không được?

Tuy nhiên sau sử dụng tới giấy bút, một số 'chiến lược gia' Trung Quốc đã nhận ra một số vấn đề nghiêm trọng khiến phương án 'cứu viện' nói trên là bất khả thi.

Đầu tiên là việc sử dụng vịt hoặc gà để diệt châu chấu có những hạn chế nhất định. Thông thường, châu chấu có ba dạng - trứng, nhộng và trưởng thành.

Với các loại gia cầm như vịt, gà thì châu chấu khoảng 2 tuần tuổi là thích hợp nhất để cho chúng ăn vì lúc này châu chấu mới nở, giàu protein và chưa có khả năng bay.

Khác với những con châu chấu ở Tân Cương, những con châu chấu từ Châu Phi đều đã trưởng thành, chúng không chỉ biết bay mà còn khá hung dữ - những gia cầm không biết bay rất khó bắt chúng.

Từng tính đưa 3 vạn quân cứu nước láng giềng, vì sao người Trung Quốc vỗ tay lên trán nói không được? - Ảnh 4.

Dĩ nhiên khi châu chấu đáp xuống đất hoặc cỏ, gà vịt vẫn có thể bắt chúng. Nhưng bài toán tiếp theo là liệu 3 vạn con vịt có thể giải quyết được 360 tỷ con châu chấu hay không?

Một con vịt trưởng thành có thể ăn khoảng 100 con châu chấu trong 1 bữa và mỗi ngày chúng thường ăn 2 bữa - tức là khoảng 200 con.

Điều đó có nghĩa là để cùng một lúc diệt được 360 tỷ con châu chấu sẽ cần tới 3,6 tỷ con vịt. Hãy giả sử một con số hợp lý hơn là 50 tỷ con châu chấu xuất hiện ở Pakistan - sẽ cần tới 500 triệu con vịt.

Nếu cho đạo quân vịt 1 tháng để loại trừ tận gốc 50 tỷ con châu chấu, số vịt cần thiết vẫn là hàng chục triệu.

Không những vậy, mặc dù châu chấu đơn lẻ thường không có độc và rất thích hợp cho gia cầm ăn thì khi tụ tập lại thành bầy đàn, chúng giải phóng một loại khí sinh học gọi là Phenylacetonitrile.

Khí Phenylacetonitrile này có mùi khó chịu, khiến vịt, gà ngửi thấy là không muốn ăn.

Và khi bị tấn công hoặc sợ hãi, đàn châu chấu sẽ chuyển hóa khí Phenylacetonitril thành Axit Hydrocyanic (HCN). Chất độc này tuy không giết chết vịt, gà ngay nhưng cũng sẽ gây khó chịu cho chúng và trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Từng tính đưa 3 vạn quân cứu nước láng giềng, vì sao người Trung Quốc vỗ tay lên trán nói không được? - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại