Tung tích của siêu trăn nuốt chửng cả khủng long bạo chúa

Nguyên Anh (Nguồn Ancient Origins) |

Đừng hy vọng gặp con quái thú này ngoài đời, bởi kích thước của bạn chỉ bằng đốt xương đuôi của nó mà thôi!

Cách chúng ta 60 triệu năm có một loài vật trườn quanh Nam Mỹ với bộ dạng hung tợn cùng kích thước khổng lồ, chúng là nỗi khiếp sợ của cả những loài khủng long T-Rex sát thủ.

Đó là Titanoboa – mãng xà có kích thước lớn nhất trong lịch sử sinh học.

Tung tích của siêu trăn nuốt chửng cả khủng long bạo chúa - Ảnh 1.

Tung tích của siêu trăn khổng lồ nuốt chửng cả khủng long bạo chúa T-Rex.

Titanoboa có nghĩa là "titanic boa" - tức trăn khổng lồ, một cái tên rất thích hợp cho loài mãng xà cổ đại này.

Chúng sống trong kỷ nguyên Paleocene, cách chúng ta khoảng 60 triệu năm trước.

Một con Titanoboa có thể dài từ 13 - 15m, nặng hơn 1,135 tấn, phần dày nhất của cơ thể con quái vật có thể đạt tới đường kính là 0,9 m.

Nếu như ngày nay, một con Anaconda xanh dài 11m, nặng 500kg đã là loài vật to nhất, nếu đụng mặt với Titanoboa thì còn kém 1 nửa!

Titanoboa là một gã khổng lồ thực sự!

Người ta phát hiện ra Titanoboa được diễn ra trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 tại Cerrejón, một mỏ than ở phía bắc Colombia, đó là một chấn động của giới khảo cổ sinh học.

Các nhà nghiên cứu đã nhầm Titanoboa với một thân cây cổ thụ, chỉ duy nhất nhà nghiên cứu Wing là người nhận ra hóa thạch của nó không phải là một cái cây.

Tuy nhiên, mãi cho tới năm 2007, đốt xương sống của Titanoboa mới được nhận dạng khi một lô hóa thạch được dán nhãn "cá sấu" được kiểm tra.

Cuối cùng, họ đã thu thập được tổng cộng 100 đốt xương sống của Titanoboa từ 28 cá thể.

Từ đó, các nhà cổ sinh vật học có thể đưa ra ước lượng về kích thước của con mãng xà thời tiền sử.

Chính kích thước và những bó cơ hùng vĩ là những thứ đã đưa Titanoboa lên vị thế thống trị.

Tung tích của siêu trăn nuốt chửng cả khủng long bạo chúa - Ảnh 2.

Hình ảnh so sánh con người với siêu trăn Titanoboa.

Loài trăn khổng lồ này sinh sống cùng thời đại với các loài khủng long như Majungasaurus, Masiakasaurus, và Rahonavis.

Với kích thước như vậy, Titanoboa có thể sẵn sàng xơi tái những con khủng long để thỏa mãn cơn đói của mình.

Thời tiết nóng ẩm đã giúp trăn Titanoboa đạt kích cỡ vô địch, bởi 60 triệu năm trước, khí hậu thay đổi, nhiệt độ trung bình của Trái Đất vào khoảng 32 độ C, điều đó làm tăng lượng oxy có trong không khí và khiến cho nhiều loài bò sát phát triển đột biến, đặc biệt trong các khu rừng mưa nhiệt đới.

Không thoát khỏi vòng lặp lại của lịch sử tiến hóa, cũng chính sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân của sự diệt vong Titanoboa.

Nhiệt độ hạ thấp, những sinh vật khổng lồ máu lạnh không còn đủ mạnh để thích ứng khi chuỗi thức ăn ngày càng ít đi, chúng dần tuyệt chủng để nhường chỗ cho những loài hậu bối có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

Sau khi Titanoboa tuyệt chủng, cũng có một số loài rắn khổng lồ khác trỗi dậy, như Gigantophis (sống cách đây khoảng 39 triệu năm tại Ai Cập).

Gigantophis có thể dài tới 10,7 m và sinh sống ở sa mạc phía nam Sahara 40 triệu năm trước và có thể ăn thịt cả tổ tiên của những con voi ngày nay.

Dĩ nhiên chúng ta phải cảm thấy may mắn vì những con mãng xà khổng lồ ấy không còn hiện diện trên hành tinh này nữa.

Nguồn Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại