Từng thống trị mảng tài chính tiêu dùng từ chục năm trước, Home Credit Việt Nam kinh doanh ra sao trước khả năng đổi chủ?

Huyền Trang |

Không có công ty mẹ là các ngân hàng lớn ở Việt Nam, Home Credit gặp khó khăn hơn nhiều so với các đối thủ khác như FE Credit hay HD Saison.

Theo Bloomberg, Grab Holdings Ltd, gã khổng lồ trong lĩnh vực gọi xe và giao hàng của Đông Nam Á, đang cạnh tranh với nhóm ngân hàng đến từ Nhật Bản, đàm phán để mua lại tài sản ở khu vực Đông Nam Á của công ty tài chính tiêu dùng Home Credit. Hiện tại, mảng kinh doanh ở Indonesia, Việt Nam và Philippines được Home Credit định giá vào khoảng 2 tỷ - 2,5 tỷ USD.

Trong đó, tính đến hết năm 2020, quy mô tài sản của Home Credit tại Việt Nam là 22.316 tỷ đồng, tương đương với gần 1 tỷ USD.

Từng thống trị mảng tài chính tiêu dùng từ chục năm trước, Home Credit Việt Nam kinh doanh ra sao trước khả năng đổi chủ? - Ảnh 1.

Home Credit Việt Nam là công ty tài chính tiêu dùng có quy mô tài sản và dư nợ lớn thứ hai sau FE Credit. Năm 2020, tổng tài sản của Home Credit là 22.316 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 4.639 tỷ đồng, chiếm khoảng 21% nguồn vốn.

Không giống với các đối thủ cạnh tranh khác, Home Credit không có công ty mẹ hậu thuẫn là các ngân hàng lớn ở Việt Nam. Ví dụ như công ty tài chính tiêu dùng có quy mô lớn nhất Việt Nam, FE Credit là công ty con của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); HD Saison là công ty con của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), còn MCredit là công ty con của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank).

Trong khi đó, Home Credit là công ty có 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của PPF Group – tập đoàn do gia đình tỷ phú người Séc quá cố Petr Kellner điều hành.

Từng thống trị mảng tài chính tiêu dùng từ chục năm trước, Home Credit Việt Nam kinh doanh ra sao trước khả năng đổi chủ? - Ảnh 2.

Việc hoạt động kinh doanh ở Việt Nam của Home Credit gặp nhiều khó khăn hơn các công ty đối thủ vì Home Credit không có hậu thuẫn của ngân hàng sẽ khó tiếp cận tệp khách hàng cũng như nguồn vốn vay ưu đãi.

Thực tế, từ năm 2017, Home Credit đã bước vào giai đoạn suy thoái. Trong vòng 3 năm, lợi nhuận Home Credit năm 2020 chỉ đạt 638 tỷ đồng, bằng 39% năm 2017. Từ năm 2019 đến nay, lợi nhuận Home Credit còn thấp hơn HD Saison trong khi quy mô tài sản của HD Saison chỉ bằng 72% của Home Credit.

Trong khi đó, giai đoạn 2017 - 2019 là giai đoạn vàng của FE Credit. Lợi nhuận ròng của công ty năm 2017 tăng trưởng đột biến 69% so với năm 2016, đạt 3.358 tỷ đồng. Lợi nhuận của FE Credit đạt đỉnh vào năm 2019 với hơn 3.590 tỷ đồng.

Liên tiếp từ năm 2015 - 2019, lợi nhuận của HD Saison liên tục tăng trưởng. Năm 2019, HD Saison ghi nhận lãi 831 tỷ đồng, cao hơn Home Credit 16 tỷ đồng. HD Saison cũng là công ty tài chính tiêu dùng ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nhất.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn đại dịch, nên các công ty tài chính tiêu dùng đều bị ảnh hưởng suy giảm lợi nhuận. FE Credit giảm 17% so với cùng kỳ thu về 2.970 tỷ đồng, HD Saison giảm 4% thu về 796 tỷ đồng. Còn Home Credit đạt 638 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 22% so với năm năm 2019.

Năm 2021, FE Credit còn gặp nhiều khó khăn hơn, lợi nhuận trước thuế năm 2021 của công ty này chỉ đạt 610 tỷ đồng, giảm mạnh 83,6% so với mức 3.710 tỷ đồng năm 2020. Trong đó, lợi nhuận chủ yếu nhờ nửa đầu năm và công ty bị lỗ liên tiếp 2 quý cuối năm, quý 3 lỗ 300 tỷ, quý 4 lỗ 290 tỷ.

Còn HD Saison ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 1001 tỷ đồng, đi ngang so với năm 2020, HD Saison lần đầu vượt mặt FE Credit dẫn đầu mảng tài chính tiêu dùng về lợi nhuận. Bất chấp dịch bệnh, doanh thu của công ty tài chính này vẫn đạt 4.682 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,6% so với năm 2020. Tuy nhiên, dư nợ cho vay sụt giảm xuống còn 13.376 tỷ đồng, giảm 6%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại