Từng một thời là mạng xã hội quốc dân, nhưng nay WeChat bị giới trẻ Trung Quốc lạnh nhạt vì 'già và cũ kỹ'

Đức Khương |

Chỉ 15% thanh thiếu niên hiện nay đăng bài công khai trên WeChat - nền tảng thuộc sở hữu của Tencent.

Wang Jiaying dành ba giờ cho WeChat mỗi ngày và biết những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống của bạn mình thông qua các bài đăng trực tuyến của họ. Nhưng bà nội trợ 45 tuổi này biết rất ít về những gì cô con gái 18 tuổi của mình dự định làm vì cô sinh viên đại học năm thứ nhất này rất hiếm khi đăng bài hay chia sẻ thông tin lên nền tảng truyền thông xã hội của Tencent.

"Tôi chưa bao giờ chia sẻ bất cứ điều gì trên WeChat", cô con gái Xue Shuoyi đang sống xa nhà và theo học đại học ở Quảng Châu cho biết. "Đối với tôi, WeChat đang trở thành một nền tảng cho các bậc cha mẹ và giáo viên của tôi hay những người thuộc thế hệ cũ dùng để theo dõi những người trẻ tuổi. Đó là lý do chính tại sao hầu hết bạn bè của tôi và tôi không đăng bất kỳ thông tin gì quan trọng đối với bản thân lên đó".

Từng một thời là mạng xã hội quốc dân, nhưng nay WeChat bị giới trẻ Trung Quốc lạnh nhạt vì già và cũ kỹ - Ảnh 1.

Thanh thiếu niên ở Trung Quốc đang ít sử dụng WeChat để giao lưu với bạn bè để tránh sự "soi mói" của các bậc cha mẹ và người thân trong gia đình.

Xue không phải là một trường hợp duy nhất thờ ơ đối với ứng dụng WeChat. Chỉ 15% số người sinh sau năm 2000 đăng bài mỗi ngày trên WeChat, theo JiGuang, một công ty nghiên cứu cho biết.

Trong khi đó, 57% những người sinh ra trong thập niên 1960, những người ở độ tuổi 50 thường xuyên sử dụng nền tảng trực tuyến này hàng ngày để chia sẻ về cuộc sống của họ.

Để so sánh, nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc Douyin (hay còn gọi là TikTok đối với ngoài phạm vi lãnh thổ Trung Quốc) có tới 51% người dùng sinh sau năm 1995, trong khi tỷ lệ người dùng dưới 21 tuổi tăng 13% cho QQ.

Từng một thời là mạng xã hội quốc dân, nhưng nay WeChat bị giới trẻ Trung Quốc lạnh nhạt vì già và cũ kỹ - Ảnh 2.

Mặc dù WeChat cho phép người dùng lựa chọn đối tượng mình muốn chia sẻ bài post, nhưng việc xếp nhóm và đặt chế độ xem cho mỗi nhóm bạn có vẻ quá mất công đối với số người dùng trẻ ngày càng tăng và chiếm thị phần lớn

Thay vào đó, thế hệ Z (chỉ những người sinh từ năm 1995 - 2015) của Trung Quốc đang chuyển sang các ứng dụng truyền thông xã hội khác ít phổ biến hơn đối với người lớn tuổi, chẳng hạn như Douyin, QQ - một ứng dụng nhắn tin được hình thành ban đầu trên nền tảng máy tính cá nhân, nhưng sau đó đã phát triển trên nền tảng mobile và trở thành một công cụ nhắn tin phổ biến cho thanh thiếu niên.

"Các video ngắn đã chiếm nhiều thời gian của người dùng hơn và sau đó họ giới hạn thời gian trên WeChat", Dingding Zhang, cựu giám đốc của công ty nghiên cứu Sootoo có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết. "Những người trẻ tuổi thích những công cụ giao tiếp mà cha mẹ họ không sử dụng để tìm kiếm sự riêng tư".

Từng một thời là mạng xã hội quốc dân, nhưng nay WeChat bị giới trẻ Trung Quốc lạnh nhạt vì già và cũ kỹ - Ảnh 3.

Trên thực tế, WeChat hiện vẫn đang là ứng dụng hàng đầu tại Trung Quốc và trở nên không thể thiếu đối với mọi thứ, từ thanh toán hóa đơn đến đặt lịch hẹn ở bệnh viện.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại