Từng được dự đoán sẽ đánh bại Nhật, Đức để vươn lên top 3 kinh tế thế giới: Quốc gia châu Á này lại đang gặp ‘vận hạn’ ngay đầu năm 2023

Thùy Trang |

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ tăng 7%, báo hiệu một thời kỳ kinh tế “khó nhằn” với quốc gia đang được thế giới kỳ vọng.

Theo dự đoán, Ấn Độ có thể sẽ mất danh hiệu nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2023. Nguyên nhân là do nhu cầu trong và ngoài nước đều giảm.

Theo ước tính chính thức đầu tiên do Bộ thống kê Ấn Độ công bố vào thứ 6, tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này sẽ tăng 7% khi năm tài khóa kết thúc vào tháng 3. Đây cũng là con số xấp xỉ với số liệu dự báo của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (6,8%) cũng như ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg về các nền kinh tế.

Từng được dự đoán sẽ đánh bại Nhật, Đức để vươn lên top 3 kinh tế thế giới: Quốc gia châu Á này lại đang gặp ‘vận hạn’ ngay đầu năm 2023 - Ảnh 1.

Getty Images

Đây là một sự “thụt lùi” đáng kể khi tăng trưởng GDP trong quý II năm 2021 của Ấn Độ đạt mức 8,4%. Con số 7% cũng khiến danh hiệu tăng trưởng top 1 lọt vào tay Ả Rập Xê-Út (tăng 7,6%).

Chính phủ Ấn Độ đang sử dụng dữ liệu ước tính này để quyết định các khoản chi tiêu cần ưu tiên trong ngân sách liên bang sắp tới. Đây cũng sẽ là kế hoạch chi tiêu cả năm cuối cùng được chính phủ dưới thời thủ tướng Narendra Modi ban hành trước khi cuộc bầu cử năm 2024 bắt đầu.

Ấn Độ đã có một khởi đầu thuận lợi với nhiều kỳ vọng rằng nhu cầu bị dồn nén sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của quốc gia này. Nhưng sự lạc quan nhanh chóng phai nhạt. Chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương tăng mạnh nhằm mục đích giảm lạm phát. Điều này đẩy nhiều nền kinh tế tiên tiến toàn cầu đến suy thoái và kìm hãm sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác. Ấn Độ cũng vậy.

Từng được dự đoán sẽ đánh bại Nhật, Đức để vươn lên top 3 kinh tế thế giới: Quốc gia châu Á này lại đang gặp ‘vận hạn’ ngay đầu năm 2023 - Ảnh 2.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã tăng lãi suất tổng cộng 225 điểm cơ bản trong tài khóa này. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng thêm 0,25 điểm % nữa trong lần đánh giá tiếp theo vào ngày 8 tháng 2 khi lạm phát cơ bản vẫn còn cao.

Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng tăng 6,7%, sản lượng sản xuất ước tính tăng 1,6%, công nghiệp khai thác mỏ dự kiến tăng 2,4% và nông nghiệp là 3,5%.

Tích lũy tài sản gộp dự báo sẽ tăng 11,53%, trong khi chi tiêu của chính phủ dự kiến sẽ tăng 3,11%. Tiêu dùng cá nhân được dự đoán sẽ tăng ở mức 7,68%.

Nhà kinh tế học Sunil Sinha thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch chi nhánh tại Ấn Độ cho biết chính phủ nước này đang tập trung vào chi phí tài sản cố định và cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho quá trình phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, để tăng trưởng bền vững và phục hồi kinh tế quốc gia nhanh chóng, Ấn Độ cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư tư nhân, ông nói thêm.

Cách đây một tháng, Ấn Độ còn được S&P và Morgan Stanley dự báo sẽ vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030.

Quốc gia này đã quyết tâm trở thành khu vực trọng tâm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trung tâm sản xuất hàng đầu. Thậm chí Ấn Độ còn phát động chương trình PLIS nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Nhiều quốc gia cũng kỳ vọng vào Ấn Độ và tích cực chọn nơi này làm điểm đến đầu tư. Tuy nhiên, với nhiều yếu tố khách quan như suy thoái toàn cầu kéo dài, kinh tế quốc gia lại phụ thuộc quá nhiều vào thương mại với gần 20% sản lượng được xuất khẩu nên dự báo tăng trưởng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu không khả thi.

Còn 7 năm trước khi bước vào thời kỳ được cho là “hồng phát” của hòn ngọc Ấn Độ Dương. Liệu quốc gia này có vươn lên vị trí top 3 thế giới và đánh bại hai khủng long Nhật Bản và Đức hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong tương lai.

Tham khảo: Bloomberg

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại